Vị trí huyệt Thượng quan – Huyệt ở phía trên xương gò má, đối diện và ở trên so với huyệt Hạ Quan, vì vậy gọi là Thượng Quan.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở phía trên xương gò má, đối diện và ở trên so với huyệt Hạ Quan, vì vậy gọi là Thượng Quan (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Khách Chủ , Khách Chủ Nhân, Thái Dương.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
2. Vị trí huyệt Thượng quan
Xưa: Góc trên trước tai ở đầu xương nổi lên khí há miệng thấy có hõm.
Nay: Ở phía trước tai, bờ trên xương gò má, xác định huyệt Hạ Quan kéo thẳng lên, đến chỗ lõm bờ sau chân tóc mai.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ tai trước, cơ thái dương, xương thái dương. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị liệt mặt, tai ù, điếc, răng đau.
Phối Huyệt:
- Phối Hạ Quan (Vi.7) trị liệt mặt (Tư Sinh Kinh).
- Phối Đoài Đoan (Đc.28) trị môi và mép cứng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Thiên Lịch (Đtr.6) trị mắt mờ (Tư Sinh Kinh).
- Phối A Thị Huyệt + Giáp Xa (Vi.4) trị miệng, hàm cứng (Châm Cứu Tập Thành)
- Phối Cự Liêu, Hợp Cốc trị đau răng hàm trên
- Phối Hạ Quan, Thái Dương, Hợp Cốc trị cấm khẩu
- Phối Thái Dương, Ty Trúc Không, Hợp Cốc Ngoại Quan trị đau đầu
- Phối Cự Liêu, Hòa Liêu, Thừa Tương, Đại Nghênh trị liệt mặt
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Ôn cứu 3 – 5 phút.
Tham Khảo : Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi : “ Tai là nơi tụ khí của tông mạch vì vậy, nếu trong Vị rỗng ắt là tông mạch bị hư thì dương khí bị đi xuống, mạch sẽ bị kiệt, cho nên tai bị ù. Châm bổ huyệt Khách Chủ Nhân và huyệt gần nơi móng ngón tay cái (Thiếu Thương), chỗ giao nhau giữa móng và thịt” (LKhu28, 28).
Xem thêm: