Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Tiêu lạc 消泺

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Tiêu lạc – Tiêu là nước rút đi; Lạc là bờ đê giữ nước. Huyệt ở chỗ lõm giống như chỗ nước rút xuống và đọng lại, vì vậy gọi là Tiêu Lạc

1. Đại cương

Tên Huyệt : Tiêu là nước rút đi; Lạc là bờ đê giữ nước. Huyệt ở chỗ lõm giống như chỗ nước rút xuống và đọng lại, vì vậy gọi là Tiêu Lạc (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác : Tiêu Thước.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính : Huyệt thứ 12 của kinh Tam Tiêu.

2. Vị trí huyệt Tiêu lạc

Xưa: Dưới vai, khoảng ngoài cánh tay, từ nách chếch xuống khuỷu tay

Nay: Ở giữa đoạn nối huyệt Thanh Lãnh Uyên và Nhu Hội, trên khớp khuỷ tay 5 thốn, khe giữa phần ngoài và phần rộng ngoài của cơ tam đầu cánh tay.

huyệt Tiêu lạc

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa phần dài và phần rộng ngoài (Xoay cánh tay ra trước sẽ làm hiện rõ khe của phần dài và rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay).

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị cánh tay đau, cổ gáy cứng, đầu đau.

Phối Huyệt:

  1. Phối Đầu Khiếu Âm (Đ.11) trị cổ gáy cứng (Tư Sinh Kinh)
  2. Phối Phong Trì, Thiên Trụ trị đau cứng cổ gáy
  3. Đại Chùy, Kiên Tỉnh trị đau vai cánh tay

Châm Cứu: Châm thẳng 0,8 – 1 thốn. Cứu 3 – 7 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ