Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Ngư Tế 鱼际

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Ngư Tế – Mã-Nguyên-Đài khi chú giải về huyệt Ngư Tế cho rằng: Ngư Tế là phần thịt giống như hình dạng con cá (ngư) trên bàn tay. Vì vậy gọi là Ngư Tế.

1. Đại cương

Tên Huyệt:

Mã-Nguyên-Đài khi chú giải về huyệt Ngư Tế cho rằng: Ngư Tế là phần thịt giống như hình dạng con cá (ngư) trên bàn tay. Vì vậy gọi là Ngư Tế.

“Ngư” có nghĩa là cá.

– “Tế” có nghĩa là lễ, bờ.

Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ. Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây (bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái) tương tự với chỗ gặp nhau nơi chỗ tiếp giáp của da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá. Do đó mà có tên là Ngư tế.

Tên Khác: Tế Ngư.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 10 của kinh Phế.

+ Huyệt Vinh (Huỳnh), thuộc Hỏa.

2. Vị trí huyệt Ngư tế

Xưa: trong tán mạch ở phía sau đốt xương cuối ngón tay cái.

Nay: Ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp lằn da đổi màu.

huyệt ngư tế
Vị trí huyệt Ngư Tế

3. Cách lấy huyệt Ngư tế

C1: Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.

C2: Để long bàn tay ngửa, từ long bàn tay kẻ một đường ra cạnh ngoài xương bàn ngón 1 chia làm 4 đoạn huyệt ở 1/4 ngoài.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ ngoài cơ dạng ngắn tay cái, xương bàn tay 1. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

4. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Thanh Phế nhiệt, sơ Phế, hòa V ị, lợi vùng h ọng.

Chủ Trị: Trị sốt, ho suyễn, bụng đau, lao phổi.

Phối Huyệt:

  1. Phối Thái Uyên (P.9) trị Tâm và Phế đau (Thiên ‘Quyết Bệnh’ – 24).
  2. Phối Thái Khê (Th.3) trị rối loạn khí ở Phế (Thiên ‘Quyết Bệnh’- L.Khu 24).
  3. Phối Thái Bạch (Ty.3) trị hoắc loạn, khí nghịch (Giáp Ất Kinh).
  4. Phối Xích Trạch (P.5) trị nôn ra máu (Giáp Ất Kinh).
  5. Phối Chi Chính (Ttr.7) + Côn Lôn (Bq.60) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Hải (Tm.3) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị cuồng (Giáp Ất Kinh).
  6. Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị họng đau (Bách Chứng Phú).(+Thiếu Thương)
  7. Phối Kinh Cừ (P.6) + Thông Lý (Tm.5) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
  8. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Phủ (Đc.16) trị mất tiếng (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  9. Phối Thái Khê (Th.3) có tác dụng thanh hỏa ở Phế, trị hư lao (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
  10. Phối Cự Cốt (Đtr.16) + Xích Trạch (P.5) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  11. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thần Môn (Tm.7) trị phổi bị xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).(+ Khúc Trì)
  12. Phối Phế Du (Bq.23) trị trẻ nhỏ bị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  13. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thừa Sơn (Bq.57) trị chuột rút [vọp bẻ] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  14. Phối Nhũ Căn, Thiếu Trạch, Thái Xung trị u nhọt ở vú.
  15. Phối Thần Môn, Liêm Tuyền trị mất tiếng.

Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

5. Tham khảo

1. <<Linh khu – Nhiệt bệnh>> ghi rằng: “Nhiệt bệnh, mà mồ hôi vẫn ra, vả lại mạch thuận có thể châm phát mồ hôi ra, nên chọn huyệt Ngư tế, Thái uyên, Đại đô, Thái bạch. Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm lui, châm bổ thì làm cho mồ hôi ra”.

2. <<Linh khu – Quyết bệnh>> ghi rằng: “Chứng quyết tâm thống nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì tâm thống được giảm bớt, khi nào có động tác thì sự đau đớn sẽ tăng thêm, không biến sắc mặt được gọi là Phế tâm thống, chọn huyệt Ngư tế, Thái Uyên”.

3. <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Hàn quyết và nhiệt làm bồn chồn bứt rứt trong ngực, không đủ khí để thở, ngứa lở sinh dục, đau bụng, không ăn uống được, khuỷu tay co, thủy khí đầy ở hung cách, trong họng khô, khát nước, dùng huyệt Ngư tế làm chủ”.

4. <<Giáp ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Khạc ra máu, khi sốt khi lạnh, nên tả huyệt Ngư tế, bổ Xích trạch”.

5. <<Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Tâm tý hụt hơi, buồn giận làm khi nghịch, dễ cuồng nộ, dùng huyệt Ngư tế để châm”.

6. <<Thiên kim>> quyển thứ 23 ghi rằng: “Sau khi sinh nên bóp vú, không nên để sữa bị tích đình lại, nếu đình tích không hết … sẽ kết thành cứng vú nhưng không phải nhọt, mau cứu hai huyệt Ngư tế, mỗi bên 27 lửa”.

7. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Huyệt Ngư tế chủ trị về bệnh do rượu sợ phong hàn, có hư nhiệt, trên lưỡi vàng, đau đầu mình nóng, họ oẹ, thương hàn mồ hôi không ra ngoài, phong tý chạy vào làm đau ngực vai, tiểu ra máu, nôn ra máu, tâm tý làm buồn sợ nhọt vú”.

8. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Đau trong họng dùng huyệt Dịch môn, Ngư tế để trị” (Hầu thống hề, Dịch môn, Ngư tế khí hiệu”.

9. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Vinh huyệt” của Thủ Thái âm kinh.

10. <<Tó ván-Thích cấm luận>> ghi rằng :”Châm vào chỗ hõm trong bụng cá (ngư phúc) ở tay sẽ làm cho sưng lên”.

11. Nhiệt bệnh mà mồ hôi vẫn ra, mạch thuận, nên chọn huyệt ngư tế, thái uyên, đại đô, thái bạch, châm tả các huyệt này sẽ làm nhiệt giảm lui, châm bổ thì làm ra mồ  hôi. (L.Khu)

12. Chứng quyết, tâm thống nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì tâm thống được giảm bớt, khi nào có động tác thì sự đau đớn sẽ tăng lên , không biến sắc mặt được gọi là phế tâm thống, chon ngư tế, thái uyên. (L.Khu).

13. <<Đại thành>>ghi rằng: “Cấm cứu huyệt Ngư tế”.

14. <<Kim giảm>> ghi rằng: “Duy chỉ có chứng đau răng thì có thể cứu huyệt Ngư tế”. Trên lâm sàng chúng ta không nên cứu, nếu cần cứu thường không quá 3 phút.

15. <<Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>> ghi rằng: Ngư tế là Vinh huyệt của Thủ Thái-âm Phế kinh, thuộc Hỏa huyệt trong ngũ du. Châm tả huyệt này có tác dụng thanh hỏa ở Phế. Thái khê là du huyệt của kinh Túc Thiếu-âm Thận, nó là nguyên huyệt của Thận. Châm bổ có tác dụng tư thận âm, lui hư nhiệt, thượng thì được thanh, hạ thì được tư, làm cho âm dương giao hòa theo quẻ Thái. Nó có giá trị tương đương thang “Thanh táo cứu phế”, chọn huyệt Ngư tế là để thanh nhuận phế. Châm Thái khê để bổ Thận âm nhằm chế Tâm hỏa. Khi hỏa không còn bốc lên thì kim sẽ không bị khắc, các chứng hư lao sẽ bình yên.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ