Muốn bước đầu khám phá Thái dương bênh trong Thuơng Hàn Luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh, cửa ngõ đầu tiên đó chính là nắm bắt được khái luận thái dương bệnh. Bài viết này xin gởi tới độc giả các điều văn cơ bản mở đầu Thái dương bệnh trước khi bước vào chi tiết các bài thuốc.
Mục Lục
1. Đề cương thái dương bệnh
Điều văn 1 : Thái dương chi vi bệnh, mạch phù, đầu hạng cường[mfn]Cứng không mềm mại[/mfn] thống nhi ố hàn[mfn]Sợ lạnh[/mfn].
Dịch nghĩa
Đoạn này nêu lên chứng hầu cơ bản của thái dương bệnh là mạch phù, đầu cổ cứng đau và ố hàn. Do thái dương bệnh là biểu chứng, bệnh biến tại thể biểu dinh vệ. Khi ngoại tà xâm phạm cơ thể chính khí vùng lên (phấn khởi) kháng tà, chính tà giao tranh nên biểu hiện bằng biểu chứng. Chính khí kháng tà, khí huyết nhanh chóng được tập bên ngoài, mạnh quản đầy ắp, mạch khí cổ động (huy động) nên mạch đập rõ mà phù. Đầu cổ là vị trí mà thái dương kinh đi qua (tuần hành) mà cũng là nơi phong hàn dễ phạm nhất, do phong hàn ngoại thúc (bó trói bên ngoài), kinh mạch thọ tà khí huyết vận hành gặp trở ngại nên đầu cổ cứng đau. Lúc này do vệ khí bị ngoại tà che át (lấn) không thể ôn húc cơ tấu 1 cách bình thường nên xuất hiện ỗ hàn. Những chứng hầu nêu trên là triệu chứng mà biểu chứng đều cùng có do đó nó được coi là (lập thành) đề cương thái dương bệnh
Ngoại cảm bệnh sơ khởi, ố hàn và sốt thường cùng thấy, nhưng ố hàn khởi bệnh là thấy liền và sốt thường xuất hiện chậm hơn. Vệ dương do bị phong hàn uất bế nên sốt xuất hiện do đó đoạn này là nói về biểu hiện giai đoạn sớm của thái dương bệnh.
Trích lược y văn
– Thái dương là đứng đầu lục kinh, chủ bì mao mà thống dinh vệ do đó nó là nơi đầu tiên bị bệnh. “Nạn kinh” nói: phù mạch tại nhục thượng hành dã. Hoạt thị nói mạch tại nhục thượng hành, chủ biểu dã. Biểu tức là bị phu là nơi dinh vệ dựa vào (lệ). Xích thốn bộ đều phù cho biết bệnh tại thái dương. Cổ cứng đau là do bị phu dinh vệ đều thọ tà, kinh lạc theo đó cũng bị ảnh hưởng. Ồ hàn do phong hàn mới tập kích biểu mà uất tại biểu nhưng chưa phát bệnh, nay tiếp tục cảm phong hàn 1 lần nữa mới phát bệnh ố hàn. Khi tà qua phần biểu nhập lý thì sẽ không còn ố hàn nữa. (Phương Hữu Chấp “Thương hàn luận điều biện – Biện thái dương bệnh mạch chứng tịnh trị thượng”)
– Phàm nói về thái dương bệnh thì nghĩ ngay tới bì phu thọ tà. Bệnh tại giữa tấu lý mà chưa nhập vào tạng phủ. Khi gặp triệu chứng thái dương bất kể là bệnh gì miễn là có kiêm mạch đó chứng đó đều có thì xử lý như thái dương bệnh. Bất kể bệnh lâu mau không cần hỏi điều trị kinh qua chỉ cần thấy mạch đó chứng đó đều có thể xử trí như thái dương bệnh (Trình Giao Sảnh “Thương hàn luận hậu điều biện – Biện thái dương bệnh mạch chứng thiên”)
2. Thái dương bệnh phân loại – trúng phong, thương hàn và ôn bệnh
Điều văn 2: Thái dương bệnh, phát nhiệt, hạn xuất, ố phong, mạch hoãn, danh vi trúng phong.
Giải thích từ
– Mạch hoãn: Mạch mềm mại hòa hoãn, đối nghịch với mạch khẩn. Ở đây không phải nói về mạch trì chậm.
– Trúng phong: Tên của chứng do ngoại cảm phong tà gây ra biểu chứng, không giống với đột nhiên hôn bổ miệng mắt méo xệch trong bệnh trúng phong.
Dịch nghĩa
Đoạn này nêu lên mạch chứng chủ yếu thái dương trúng phong chứng, đây là 1 kiểu (dạng) triệu chứng của thái dương bệnh. Đầu câu là thái dương bệnh nói lên trên cơ sở mạch chứng thái dương ở đoạn 1, ở đây thêm sốt hạn xuất, ố phong, mạch hoãn tức là thái dương trúng phong chứng. Thái dương trúng phong chứng còn gọi là thái dương biểu hư chứng. Thế nào là biểu hư So 1 cách tương đối với thái dương thương hàn chứng mà nói thì cơ tấu tương đối sơ tùng (lỏng lẻo). Loại thể chất này sau khi cảm thụ phong hàn thì vệ dương đứng lên (khởi) cùng với tà tương tranh nên xuất hiện sốt. Dinh không nội thủ dinh âm ngoại tiết nên hạn xuất. Hạn xuất thì mao khổng sơ tùng không thắng nổi phong hàn nên ố phong, lại do sốt không cao, dinh âm hơi yếu (nhược) nên mạch tượng nhu nhuyễn mà thành hoãn mạch.
Mạch chứng (triệu chứng) ở đoạn này quan trọng nhất là hạn xuất, do hạn tự xuất nên nó là biện chứng mấu chốt của thái dương trúng phong chứng.
Trích lược y văn
– Thái dương bệnh tức là đoạn trên đã nói mạch phù đầu đau cổ cứng, đoạn này nói về thái dương bệnh cùng giống vậy… Mạch hoãn ở đây nên nghĩ là phù hoãn. Phù là mạch của thái dương bệnh, hoãn là mạch của trúng phong. Đoạn dưới cũng nói mạch khẩn thì cũng phỏng theo như vậy. Trúng phong ở đây dứt khoát không giống như Đông Hằng nói về mạch của trúng tạng trúng phủ trúng huyết. Ở đây chữ trúng và chữ thương cùng ý nghĩa. (Uông Linh Hữu “Thương hàn luận biện chứng quảng chú – Biện thái dương bệnh mạch chứng tịnh trị thượng”)
Điều văn 3: Thái dương bệnh, hoặc dĩ (đã) phát nhiệt, hoặc vị phát nhiệt, tất ố hàn, thể thống, ẩu nghịch, mạch âm dương câu khẩn (câu = đều) giả, danh vi thương hàn.
Giải thích từ
– Mạch âm dương câu khẩn: Tức là thốn quan xích 3 bộ đều khẩn. Âm dương ở đây là chỉ về bộ vị của mạch, xích là âm thốn là dương.
Thương hàn: Nói về nghĩa hẹp của thương hàn tức là đối nghịch với trúng phong
Dịch nghĩa
Đoạn này nêu lên mạch chứng chủ yếu của thái dương thương hàn chứng, đây là dạng thứ 2 của thái dương bệnh. Trên cơ sở thái dương bệnh mạch phù, đầu cổ cứng đau mà ố hàn bất luận đã sốt hoặc chưa sốt chỉ cần có ố hàn, đau mình, ẩu nghịch, mạch âm dương đều khẩn… đều là thái dương thương hàn. Phong hàn chi tà một khi xâm tập thể biểu, vệ dương tức thì bị uất át cho nên khởi bệnh là lập tức có ố hàn. Nếu phong hàn nặng thì vệ dương bị uất cũng càng nặng không thể kịp thời huy động tới biểu đề kháng tà cho nên tạm thời không sốt. Khi vệ dương bị uất át tới 1 mức độ nào đó thì sốt mới xuất hiện. Nếu tố thể dương thịnh cảm tà phát bệnh thì sốt xuất hiện tương đối nhanh. Trong nguyên văn có “Hoặc dĩ phát nhiệt, hoặc vị phát nhiệt” nói lên sốt đến sớm hoặc muộn khác nhau, nhưng dẫu sao cuối cùng cũng xuất hiện. Phong hàn chỉ tà không chỉ uất bế vệ dương mà còn có thể thêm 1 bước nữa làm cho dinh âm uất trệ, kinh khí vận hành không thông cho nên đau mỏi toàn thân và mạch âm dương đều khẩn. Hàn tà ảnh hưởng vị khí hòa giáng nên thượng nghịch mà xuất hiện ẩu nghịch (lợm giọng, nôn)
Từ những mạch chứng trên mà phân tích có thể biết đặc điểm bệnh cơ của thái dương thương hàn chứng là vệ dương uất bế, dinh âm uất trệ. Cũng từ đó suy luận thái dương trúng phong có hạn xuất, sốt thì da sẽ ướt nhuận mà thái dương thương hàn tuy nguyên văn không nói rõ nhưng cũng ngầm hàm ý là không mồ hôi.
Trích lược y văn
– Thái dương bệnh tức là đoạn đầu đã nói: Mạch phù, đầu cổ cứng đau, ố hàn. Dinh tức là biểu âm, hàn tức là âm tà. Hàn tà tổn thương cơ thể thì dinh cũng ảnh hưởng vì cùng là âm. Sốt là do hàn tà thúc buộc bì mao, nguyên phủ (lỗ chân lông) đóng chặt làm cho dương khí uất mà hóa nhiệt. Chưa sốt là do hàn tà mới nhập chưa gây ra uất vệ nên sau đó mới sốt ố hàn. Do hàn tà gây bệnh nên ố hàn (“Y tỗng kim giám – Đính chính Trọng Cảnh toàn thư – Thương hàn luận chú – Biện thái dương bệnh mạch chứng trịnh trị trung”)
– Thái dương thọ bệnh chờ 1, 2 ngày mới phát do đó có trường hợp sốt ngay có trường hợp 2 ngày sau mới sốt. Do hàn tà ngưng liễm nên sốt không vội phát chứ không giống như phong tà dễ gây sốt ngay. Nói về sốt xuất hiện mau chậm là do tổ thể dương khí thịnh suy và nhiễm hàn tà nông hoặc sâu suy ra cũng rõ. Tuy sốt đã xuất hiện hoặc chưa nhưng các chứng ố hàn thể thống ẩu nghịch, mạch âm dương đều khẩn xuất hiện trước vẫn có thể đoán định là thái dương thương hàn chứ không phải thái dương trúng phong (Kha Vận Bá “Thương hàn lại tỗ tập – Thương hàn luận chú – Thái dương mạch chứng”)
Điều văn 6: Thái dương bệnh, phát nhiệt nhi khát, bất ố hàn giả vi ôn bệnh. Nhược phát hạn dĩ, thân chước nhiệt giả, danh phong ôn. Phong ôn vi bệnh, mạch âm dương câu phù, tự hạn xuất, thân trọng, đa miên thụy (ngủ), tỵ tức tất han (mũi thở có tiếng ngáy), ngữ ngôn nan xuất. Nhược bị hạ giả, tiểu tiện bất lợi, trực thị thất sưu (tiểu); nhược bị hỏa giả, vi phát hoàng sắc, kịch (kịch liệt) tắc như kinh giản, thời xế tung (co giật), nhược hỏa huân chi. Nhất nghịch thượng dẫn nhật, tái nghịch thúc mệnh kỳ.
Giải thích từ
– Ôn bệnh: Ôn nhiệt tà gây ngoại cảm bệnh, thuộc vào 1 trong những nghĩa rộng của thương hàn
– Phong ôn: Chỉ ôn bệnh ngộ dùng tân ôn phát hạn gây biến chứng, khác với ngoại cảm phong ôn bệnh mà hậu thế thường gọi.
– Trực thị: Hai mắt nhìn thẳng trừng trừng, nhãn cầu chuyển động không linh hoạt.
– Thất sưu: Chỉ bí đại tiểu tiện
– Bị hỏa: Chỉ ngộ dùng hỏa pháp điều trị. Hỏa pháp bao gồm ôn châm, cứu, hun, xông…
– Xế tung: Xế co quắp, tung: duỗi tức là chỉ tay chân co giật.
– Nhược hỏa huân chi: Hình ảnh da tối ám.
Dịch nghĩa
Đoạn này luận thuật đặc điểm chủ yếu của ôn bệnh và biến chứng do trị lầm. Đặc điểm chủ yếu của ôn bệnh là sốt mà khát, không ố hàn. Do ôn bệnh là ôn nhiệt chi là gây ra, ôn là dương tà nên thường không ố hàn. Ôn tà rất dễ thương tân hao dịch nên bệnh sơ khởi đồng thời với sốt sẽ xuất hiện miệng khát. Ôn bệnh sơ khởi nên dùng tân lương giải biểu pháp để thanh thấu nhiệt tà, nếu lầm dùng tân ôn phát hạn tức là dùng nhiệt trợ nhiệt sẽ trọng thương tân dịch, lập tức các biến chứng sẽ xuất hiện. “Nhược phát hạn dĩ, thân chước nhiệt giả, danh vi phong ôn” là 1 thí dụ.
Loại phong ôn biến chứng này ngoài triệu chứng tân thương nhiệt thịnh biểu hiện sốt cao nhiệt chước (nóng bỏng) tay ra còn gặp là nhiệt xung tố (tràn ngập) ảnh hưởng khí huyết nên mạch đập đều phù thịnh hữu lực cả 3 bộ thốn quan xích. Dương nhiệt quá thịnh bức bách âm dịnh ngoại tiết nên hạn xuất. Nhiệt thương tân khí cho nên cơ thể nặng nề. Nhiệt nhiễu tâm thần nên ngủ nhiều. Tâm thần bị nhiễu nên nói khó. Tà nhiệt thượng ủng phế khiếu không thông nên nghẹt mũi.
Phong ôn thuộc chứng nhiệt thịnh tân thương nhưng không có hữu hình chi tà nên dùng tễ cam hàn để thanh nhiệt dưỡng âm, kỵ dùng tả hạ, hỏa pháp… Nếu thầy thuốc không xem kỹ mà lại dùng hạ pháp sẽ cướp đoạt âm dịch gây ra hóa nguyên khô kiệt cho nên tiểu ngắn ít mà không thông. Âm thương nhiệt thịnh mà động phong nên 2 mắt trợn trừng. Nhiệt nhiễu thần minh nền nhị tiện không tự chỉ (tự di). Nếu lại dùng hỏa công thêm lần nữa thì hỏa nhiệt chi tà nhập với ôn nhiệt sẽ hun chước can đởm nhẹ thì gây ra can thất sơ tiết, đởm trấp tràn ra ngoài nên da vàng. Nặng thì gây nhiệt động can phong triệu chứng như kinh giản hoặc có lúc tử chi co giật mà da ám tối như bị khói hun. Và còn tiếp tục chữa lầm nữa thì tính mạng bệnh nhân sẽ kết thúc trong sớm tối. Do vậy Trọng Cảnh có cảnh báo rằng “nhất nghịch thượng dẫn nhật, tái nghịch thúc mạng kỳ” (một lần ngộ trị có thể còn sống đến hết ngày, ngộ trị thêm lần nữa sẽ tử vong ngay tức khắc).
Lời bàn:
Ôn bệnh tuy không phải là trọng điểm thảo luận, nhưng thông qua phân tích ở trên có thể thấy nguyên nhân bệnh, bệnh cơ, chứng hầu đặc trưng và trị liệu đại pháp của ôn bệnh đều thể hiện trong đó, đặc biệt là sự miêu tả phong ôn ngô trị đã thể hiện đầy đủ trị pháp thanh nhiệt bảo tần – Ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị ôn bệnh. Không nghi ngờ gì nữa vấn đề này có ảnh hưởng cực lớn tới sự hình thành hệ học thuyết ôn bệnh sau này. Nguyên văn điều 2, 3, 6 đã chỉ ra thái dương bệnh gồm trúng phong, thương hàn, ôn bệnh 3 loại triệu chứng: trúng phong và thương hàn là do phong hàn tà tổn thương dễ
hao thương dương khí nhất. Ôn bệnh là do ôn nhiệt tà tổn thương dễ thương âm kiệt dịch nhất, hai loại bệnh chứng điều trị khác biệt rất lớn do đó đoạn 6 thực ra là chẩn đoán phân biệt với trúng phong và thương hàn.
Nếu liên hệ tới nguyên văn trong “kinh thấp yết (cảm nắng) thiên” thì thái dương bệnh ngoài trúng phong, thương hàn, ôn bệnh ra còn có thấp bệnh và trúng yết 2 loại nữa nên tổng cộng có 5 loại triệu chứng, cũng phù hợp với “Nạn kinh” có nói: “Thương hàn hữu ngữ”.
Trích lược y văn
– Đây là triệu chứng của ôn bệnh. Ôn bệnh phát vào đông xuân tức thời tiết quá ấm hay còn gọi phi tiết chị noãn. Con người cảm phải khí đó lập tức phát bệnh. Đây chính là sự đối chiếu với thương hàn. Thương hàn biến chứng vẫn là nhiệt do đó tất phải truyền kinh mà xuất hiện khát. Ôn tà không truyền biến, tại thái dương lập tức xuất hiện khát rồi. Thương hàn do dương khí bị hàn uất nên sốt mà ố hàn, ôn bệnh do dương khí bị tà dẫn nên sốt mà không ố hàn. Nhưng mạch phù, đầu mình đau thì giống thương hàn do đó gọi nó (ôn bệnh) là thương hàn loại bệnh (loại bệnh = giống như). (Vưu Tại Kinh “Thương hàn quán châu tập – Thái dương thiên hạ”)
– Sốt không khát mà ố hàn là thái dương chứng. Sốt mà khát lại không ố hàn là dương minh chứng. Nay thái dương bệnh không đợi hàn tà hóa nhiệt mà truyền dương minh thì tức là nhiệt (nhiệt ở đây là sốt) khát mà không ố hàn thì không phải là thái dương thương hàn mà là thái dương ôn bệnh. Ôn bệnh không ố hàn tức là biểu nhiệt, miệng khát muốn uống tức là lý nhiệt. Biểu nhiệt không hàn nên không được phát hạn, lý nhiệt không thực nên không được hạ. Biểu lý đều nhiệt thì không được dùng hỏa pháp. Nếu dùng sai hạn, hạ, hỏa sẽ dẫn đến kết cục không tốt “Y tông kim giám – Đính chính Trọng Cảnh toàn thư – Thương hàn luận chú – Biện ôn bệnh mạch chứng tịnh tri”).
3. Biện thái dương bệnh truyền và không truyền kinh
Điều văn 4: Thương hàn nhất nhật, thái dương thọ chi, mạch nhược tĩnh giả, vi bất truyền; Pha dục (rất, nhiều) thổ, nhược thao phiền, mạch sác cấp giả, vi truyền dã.
Thương hàn nhị tam nhật, dương minh, thiếu dương chứng bất kiến giả, vi bất truyền dã. (5)
Giải thích từ
– Thương hàn nhất nhật: Giai đoạn sớm của bệnh ngoại cảm. Nhất nhật là từ ước lượng chỉ về mới mắc
Mạch nhược tĩnh: Tần số không nhanh so với đoạn sau “mạch sác cấp” là đối nghịch nhau.
– Cấp: Tật tốc hình dung mạch tăng nhanh.
Dịch nghĩa
Nguyên văn đoạn này chỉ ra dựa vào mạch chứng để phán đoán thái dương bệnh truyền biến hoặc không truyền. Phong hàn sơ (mới) phạm thể
biểu, do mức độ nhiễm hàn tà nặng nhẹ, thể chất mạnh yếu khác nhau nên bệnh có thể truyền hoặc không truyền biến. Vốn là mạch phù khẩn hoặc phù hoãn (phù khẩn chỉ thương hàn phù hoãn chỉ trúng phong) nhưng vẫn chưa biến thành tật tốc (nhanh) mạnh nói lên vẫn là thái dương bệnh chưa truyền biến. Nếu thấy mạch sác cấp lại xuất hiện lợm giọng nôn ói phiền thao bất an nói lên bệnh tà đã có khuynh hướng nội truyền.
Nếu ngoại cảm bệnh đã có 1 đoạn thời gian tức là “thương hàn nhị tam nhật” mà không xuất hiện sốt đổ mồ hôi, không ố hàn mà lại ỗ nhiệt, miệng khát mạch đại là triệu chứng của dương minh chứng, lại không thấy miệng đẳng, họng khô chóng mặt (mục huyền), mạch huyền là triệu chứng của thiếu dương chứng, thì có thể khẳng định vẫn là thái dương biểu chứng, vẫn chưa truyền biến.
Trích lược y văn
Hàn khí xâm nhập đầu tiên phạm bì phu, kinh thái dương lại nằm ngoài nhất trong 3 kinh dương (cư tam dương chi biểu) do đó nó là nơi đầu tiên bị tà xâm nhập. Mà tà lại có mạnh yếu (vi thậm), chứng có hoãn cấp, cơ thể có cường nhược nên bệnh có truyền và không truyền biến. Tà yếu khó địch lại chính nên mạch tĩnh, tà mạnh cùng đấu với chính thì mạch sẽ nhanh, phiền thao mà muốn ói (Vưu Tại Kinh “Thương hàn quán châu tập – Thái dương thiên thượng”).
4. Biện bệnh trình biến hóa của thái dương bệnh
Điều văn 8 và 10
Điều văn 8: Thái dương bệnh, đầu thống chí thất nhật dĩ thượng tự dũ (khỏi) giả, dĩ hành kỳ kinh tận cố dã. Nhược dục tác tái kinh giả, châm túc dương minh, sứ kinh bất truyền tắc dũ.
Điều văn 10: Phong gia, biểu giải nhi bất liễu liễu giả, thập nhị nhật dũ.
Giải thích từ
– Hành kỳ kinh tận: Giai đoạn kết thúc của thái dương kinh bệnh. Kinh ở đây chỉ về thái dương kinh.
– Tái kinh: Phát sinh truyền kinh bệnh biến, ở đây nói về hướng truyền về dương minh kinh
– Phong gia: Bệnh nhân cảm thụ phong tà
– Bất liễu liễu: Vẫn chưa triệt để hết bệnh
Dịch nghĩa
Nguyên văn đoạn này nêu lên hai kiểu chuyển quy của thái dương bệnh là tự khỏi hoặc truyền kinh. Tà phạm thái dương, bệnh còn ở ngoài nông, các tạng phủ bên trong chưa bị tổn thương, thông qua sự tự thân điều tiết sẽ điều động khả năng kháng là của cơ thể, đa số là chính thắng là bệnh sẽ tự khỏi; nhưng cũng có trường hợp chính không thắng tà, bệnh không những không khỏi mà còn có xu thế phát triển vào lý. Do đó phải “tiên an vị thọ tà chi địa”, một trong những phương pháp đó là châm cứu huyệt của túc dương minh kinh để sơ thông kinh khí, phấn chấn vị dương để phò chính khử tà. Đoạn trên có “thất nhật dĩ thượng tự dũ giả, dĩ hành kỳ kinh tận cố dã” (trên 7 ngày mà
tự khỏi là do bệnh của thái dương kinh đã kết thúc) hiển nhiên là đã bị ảnh hưởng của “tố vấn – Nhiệt luận” nói: “Thất nhật cự dương bệnh suy, đầu thống thiểu dữ”, chỉ nêu đầu thống thôi là tiết kiệm giấy mực chứ thực tế cũng cần phải nói đến sốt, ố hàn, mạch phù nữa mới phải.
Nguyên văn đoạn 10 nêu lên trường hợp thiếu dương bệnh biểu chứng đã giải trừ, ố hàn, sốt, đau đầu đã không còn nữa nhưng thân thể vẫn nặng nề, cảm giác không sảng khoái nghĩa là bệnh vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Đây có thể là do dư tà chưa sạch hoặc do chính khí chưa phục hồi, cần phải nghỉ ngơi điều dưỡng đầy đủ mới có thể khỏi bệnh triệt để. Thập nhị nhật là từ ước lượng thời gian.
Lời bàn
Câu nói “thất nhật dĩ thượng tự dữ” khác với câu 7 “phát vu dương, thất nhật dữ”
Trích lược y văn
Bệnh chưa khỏi hẳn là do tà chưa trừ hết. Sau 7 ngày biểu đã giải xong thì phải chờ 1 đoạn thời gian cho nguyên khí ngũ tạng sung lại, chờ thập nhị nhật thì tinh thần sẽ thoải mái và khỏi bệnh. Đây tuy nêu lên phong gia tức là cũng thuộc phạm vi bệnh thương hàn (Kha Vận Bá “Thương hàn lại tô tập – Thương hàn luận chú – Thương hàn tổng luận”)
5. Thái dương bệnh dục giải thời (giai đoạn gần khỏi)
Điều văn 9: Thái dương bệnh dục giải thời tùng ty chỉ vị thương.
Giải thích từ
Dục giải thời: Chỉ khoảng thời gian bệnh chứng có thể hoãn giải, chứ không phải lúc bệnh khỏi.
– Tùng tỵ chí vi thượng: Nói về tỵ, ngọ, mùi 3 khoảng thời gian tức là từ 9h sáng đến 3h chiều. Chữ thượng ở đây có nghĩa là trước.
Dịch nghĩa
Đoạn này nói lên căn cứ vào mối quan hệ mật thiết giữa người và tự nhiên để đoán thời gian có lợi để bệnh thái dương muốn giải. Lục dâm chi tà của tự nhiên tuy có thể tổn thương con người mà gây bệnh, nhưng sự tiêu trưởng âm dương của giới tự nhiên cũng có thể giúp con người kháng tà. Trong 1 ngày từ sáng đến tối thì âm dương cũng biến đổi 1 cách trật tự và có ảnh hưởng nhất định đối với sự biến đổi ẫm dưỡng khí huyết của cơ thể. Khi mắc bệnh thì ảnh hưởng đó cũng có tác dụng nhất định. Mỗi ngày từ 9h đến 15h gồm 6 tiếng đồng hồ là lúc dương khí hưng thịnh nhất và dương khí con người cũng theo dương khí của tự nhiên mà thịnh ở bên ngoài, có tác dụng hỗ trợ khứ tán biểu tà, làm cho biểu chứng có xu thế muốn khỏi do đó cũng là thời gian mà thái dương bệnh muốn giải.
Thái dương bệnh giải tuy có quan hệ với dương khí thịnh suy của giới tự nhiên nhưng đó chỉ là 1 loại điều kiện có lợi được cung cấp từ bên ngoài chứ không phải là nhân tố duy nhất có tác dụng quyết định. Vì bệnh có giải được hay không ngoài sự quyết định bởi tình hình tà chính tiến thoái còn tất
cả phải phụ thuộc vào điều kiện nội tại tức là khả năng kháng tà của bệnh nhân, có mạnh hay không, có hoặc không kiêm chứng, có hoặc không cố tật (bệnh lâu khó chữa). Đồng thời cũng còn cần xem có những nguyên nhân ngoại tại khác không? Như có hay không trùng cảm tà, xem điều dưỡng tốt không?… do đó đối với đoạn này ta phải xem xét linh hoạt không nên cố chấp thái quá.
Trích lược y văn
Tỵ ngọ là khoảng thời gian dương khí thịnh nhất trong ngày và đó là giờ thái dương chủ. Tà muốn thoái, chính muốn phục, lại được lúc thiên khí thích hợp, giờ vượng nhất thì sẽ giải. Đoạn này là nói về giờ bệnh khỏi. Đã biết thiên chi lục dâm có thể tổn thương chính khí mà thập nhị thời (12 giờ) của trời lại cũng có thể trợ chính khí. (Trần Tu Viên “Thương hàn luận thiển chú – Biện thái dương bệnh mạch chứng thiên”)
– Tỵ ngọ là dương trung chi dương do đó thái dương chủ nó. “Chí mùi thượng” (chỉ về khoảng thời gian tỵ ngọ mùi) là lúc dương khí thịnh, âm dương của con người hợp với thiên. Thiên khí đến thái dương (giờ) thì thái dương bệnh của con người cũng mượn chủ khí của nó mà giải, đây là đạo lý thiên nhân cảm ứng. (Kha Vận Bá “Thương hàn lại tô tập – Thương hàn luận chú – Thái dương mạch chứng”)
Ngũ kinh bệnh dục giải thời
Điều văn 193, 272 ,275, 328
– Dương minh bệnh dục giải thời, tùng thân chí tuất thượng (193) (15h – 21h)
– Thiếu dương bệnh dục giải thời, tùng dần chí thìn thượng (272) (3h – 9h)
Thái âm bệnh dục giải thời, tùng hợi chí sửu thượng (275) (21h – 3h) – Thiếu âm bệnh dục giải thời, tùng tý chí dần thượng (291) (23h – 5h) – Quyết âm bệnh dục giải thời, tùng sửu chí mẹo thượng (328) (1h – 7h)
Dịch nghĩa
– Thời gian dương minh bệnh muốn giải là thân, dậu, tuất 3 giờ tức là từ 15h đến 21h – đây đúng là lúc thái dương (mặt trời) dần lặn về tây, hoàng hôn buông xuống, dương khí trong tự nhiên từ trạng thái hưng thịnh dần dần giảm suy. Dương minh bệnh thuộc dương nhiệt quả kháng, biểu hiện thực chứng nhiệt chứng, lúc này thừa cơ dương khí thiên nhiên dần suy có lợi cho tiết nhiệt ra ngoài.
– Thời gian thiếu dương bệnh muốn giải là dần, mẹo, thình tức là 3h – 9h là thời gian mặt trời mọc dương thăng. Thiếu dương là nơi dương khí bắt đầu sinh phát. Thiếu dương bệnh biểu hiện chủ yếu là khu cơ (tức là vùng bản lề) bất vận, lúc này thừa dịp dương khí trời đất đang thăng, khu cơ bị uất dễ bề thư phát (dễ chịu thoải mái) tam tiêu mới được thông suốt.
– Thái âm bệnh muốn giải vào giờ hợi, tý, sửu, túc từ 21h – 3h, giờ tý là lúc nửa đêm là lúc âm cực chuẩn bị chuyển sang dương. Thái âm bệnh tức là
chứng tỳ hư âm hàn, gặp lúc âm tiêu dương trưởng, được sự trợ giúp của dương nội sinh sẽ tiêu trừ hàn bên trong.
Thời gian thiếu âm bệnh muốn giải vào giờ tý, sửu, dần tức là từ 23h đến 5h sáng hôm sau, so với giờ hết bệnh của thái âm bệnh trễ hơn 1 giờ, đây là lúc dương khí hồi phục và dần mạnh lên. Thiếu âm bệnh là chứng tâm thận dương suy và khi được dương khí trợ giúp sẽ có lợi trong việc tiêu trừ âm hàn toàn thân.
– Quyết âm bệnh muốn giải vào lúc sửu, dần, mẹo tức là từ 1 giờ tới 7h so với thiếu dương dương thăng sớm hơn 1h, lúc này quyết âm được dương khí hỗ trợ cho nên giờ mà nó muốn giải là lúc âm tận dương sinh.
6. Biện chứng yếu điểm của ngoại cảm bệnh sơ khởi
Điều văn 7: Bệnh hữu phát nhiệt ố hàn giả, phát vu dương dã; vô nhiệt ố hàn giả, phát vu âm dã. Phát vu dương, thất nhật dũ. Phát vu âm, lục nhật dũ. Dĩ dương số thất, âm số lục cố dã.
Dịch nghĩa
Đoạn này chủ yếu nêu lên điểm chính biện âm dương của ngoại cảm bệnh sơ khởi. Sốt mà ố hàn là phát tại dương, không sốt mà ố hàn là bệnh phát tại âm, đây là dựa vào phát bệnh sơ khởi có sốt hoặc không sốt để phân biệt thể bệnh khác nhau. Nhưng có sốt hoặc không sốt quyết định bởi tình hình tà chính giao tranh trong quá trình ngoại cảm bệnh. Sau khi cơ thể cảm thụ ngoại tà nếu chính khí vượng thịnh kháng đấu với ngoại tà thì sốt và ố hàn cùng tồn tại. Ngược lại nếu chính khí hư nhược không đủ sức tương tranh cùng ngoại tà thì chỉ có ố hàn chứ không có sốt. Trong thương hàn lục kinh bệnh thì tam dương đều có sốt như: Thái dương bệnh có sốt ố hàn, thiếu dương bệnh có hàn nhiệt vãng lai, dương minh bệnh chỉ sốt không ố hàn, điều này nói lên chính khí còn vượng đủ sức kháng tà, thuộc dương chứng chính thịnh là thực tức là “Phát vu dương dã”. Tam âm bệnh thông thường không sốt chỉ ố hàn thậm chí chi quyết nằm co ro, đây là dương hư âm thịnh, biểu hiện chính khí bất túc đậy gọi là “Phát vu âm”, “Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận” nói “Thiện chẩn giả, sát sắc án mạch, tiên biệt âm dương” (người thầy giỏi quan sát màu sắc (mặt) bắt mạch, trước tiên phải phân biệt rõ âm dương). Lục kinh biện chứng tuy rất phức tạp nhưng chỉ cần dùng hàn nhiệt 2 chứng để biện âm dương cũng có thể chỉ đạo điều trị. Nếu tam dương bệnh tà thực là chính thì cũng phải khử tà là chính, tam âm bệnh chứng hư là bản do đó cần ưu tiên phò chính trước.
Dùng hàn nhiệt để biện ngoại cảm âm dương bệnh là sự phân chia tổng thể, thích hợp với những tình huống thông thường, mà nhân tố ảnh hưởng bệnh tật lại rất nhiều, biểu hiện lâm sàng lại thiên biến vạn hóa cho nên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ ví dụ thái dương thương hàn chứng có giai đoạn tạm thời chưa sốt. Đối với những tình huống đặc biệt này cần phải phân tích cụ thể tùy chứng mà áp dụng phương pháp điều trị thích hợp mới có thể lý giải được đạo lý của đoạn này.
Phát vu dương thất nhật dũ, phát vu âm lục nhật dũ, đây là 1 kiểu suy đoán thời gian khỏi bệnh Dương số thất âm số lục đây là thuyết xuất phát từ
“Phục hy thị hà đồ sinh thành số”. Bệnh là dương chứng thì sẽ khỏi ở kỳ (thời gian) số dương, bệnh là âm chứng sẽ khỏi ở thời gian số âm, phương pháp suy đoán này thực ra ta không hiểu rõ ý nghĩa của nó, cần phải tìm hiểu thêm.
Trích lược y văn
– Đoạn này lấy sốt hoặc không sốt để chứng minh dương bệnh hoặc âm bệnh. Nói về dương kinh bị bệnh thì sẽ có ố hàn sốt, âm kinh bệnh thì không sốt ố hàn. “Thượng luận” có nói phong tà tổn thương vệ khí là dương, hàn tà thương dinh huyết là âm, đây là cách nhìn thiên kiến (lệch lạc) (Trương Lộ Ngọc “Thương hàn toản luận – Thái dương thiên thượng”)
– Đoạn này đặc biệt nêu lên sự khác nhau của âm kinh dương kinh thọ tà, và biện chứng triệu chứng bệnh và thời gian khỏi bệnh. Phát tại dương thì bệnh tại dương kinh, dĩ hàn gia dương (hàn tà xâm nhập dương kinh) thì dương khí bị uất nên sốt mà ố hàn. Phát tại âm thì bệnh tại âm kinh, âm lại gia âm, không có dương để uất do đó chỉ ố hàn mà không sốt (Vưu Tại Kinh “Thương hàn quán châu tập – Thái dương thiên thượng”)
7. Biện hàn nhiệt chân giả
Điều văn 11: Bệnh nhân thân thái nhiệt, phản dục đắc y giả (chỉ muốn mặc thêm áo), nhiệt tại bì phu, hàn tại cốt tủy dã; thân đại hàn, phản bất dục đắc y giả, hàn tại bì phu, nhiệt tại cốt tủy dã.
Giải thích từ
– Thái nhiệt: Tức là đại nhiệt “Quảng nhã sơ chứng” quyển nhất thượng nói: “thái nhiệt đại dã”. (Thái tức là đại)
– Bì phu: Chỉ bên ngoài, bề mặt nông cạn (thiển biểu)
– Cốt tủy: Chỉ bên trong.
Dịch nghĩa
Đoạn này nói lên từ sự thích ghét của bệnh nhân để phân biện chứng hầu chân giả. Sốt ố hàn là biểu hiện thường gặp của bệnh ngoại cảm, đồng thời khi chẩn bệnh đầu tiên cần biện âm dương, biện âm dương cũng cần dựa vào triệu chứng sốt, ố hàn, do đó chính xác phân biệt hàn nhiệt chân giả quan trọng vô cùng. Thân đại nhiệt mà lại muốn thêm áo, thân đại hàn mà không muốn thêm áo, đây thực sự là hai hiện tượng mâu thuẫn, vậy cuối cùng cái nào có thể phản ánh bản chất của bệnh? Đoạn này đã chỉ ra sự yêu ghét của người bệnh đã phản ánh bản chất của bệnh nhân sốt cao lại muốn mặc áo đây là do âm tà nội thịnh, hư dương phù việt ở ngoài gây ra cho nên thân đại nhiệt tại bì phu, thuộc bên ngoài có giả nhiệt. Muốn mặc thêm áo là hàn tại cốt tủy thuộc nội (bên trong) có chân hàn. Bệnh nhân thân đại hàn ngược lại không muốn mặc áo là lý nhiệt uất kết, dương khí uất mà không ngoại đạt được gây ra. Thân đại hàn là hàn tại bì phu, thuộc ngoại có giả hàn, không muốn mặc áo là nhiệt tại cốt tủy, thuộc nội có chân nhiệt. Cái trước là “Hàn cực tự (giống) nhiệt” cái sau là “Nhiệt cực tự hàn”. Khi gặp hiện tượng nghi ngờ này thì người thầy thuốc nhất định cần phải nhìn xuyên thấu hiện tượng để xem bản chất mới không bị đánh lừa bởi hiện tượng giả bên ngoài .
Đoạn này nêu lên những triệu chứng đơn thuần hàn nhiệt hư thực là dễ phân biệt, nhưng khi bệnh phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng thì biểu hiện lâm sàng của nó thường ngược lại với bản chất bệnh cho nên càng cần phải xét cho kỹ lâm sàng cũng thường kết hợp xem ngực bụng có nóng không, miệng có khát không, thích uống lạnh hoặc mát và uống bao nhiêu, rêu lưỡi, mạch ra sao? Để tiến hành phân tích tổng hợp mới có thể làm được “Khử ngụy tồn chân” 1 cách chính xác không sai lầm.
Trích lược y văn
– Bì phụ là chỗ nông cạn, cốt tủy là nơi thâm sâu. Thân nhiệt mà muốn mặc áo là biểu nhiệt lý hàn dã. Thân hàn bất dục y giả, biểu nhiệt lý hàn dã (Thành Vô Kỷ “Chú giải thương hàn luận – Biện thái dương bệnh mạch chứng tịnh trị thượng đệ ngữ”)
Thân đại nhiệt muốn mặc áo là “thâm âm nội hàn” chiếm lĩnh mà dương ngoại phù, cái này gọi là biểu nhiệt lý hàn. Thân đại hàn không muốn mặc áo là dương uất nội mà hàn ngoại ngưng, cái này gọi là biểu hàn lý nhiệt. Hàn nhiệt tại bì phụ thuộc tiêu thuộc giả, hàn nhiệt tại cốt tủy thuộc bản thuộc chân (Trình Giao Sảnh “Thương hàn luận hậu điều kiện – Biện thái dương bệnh mạch chứng thiên”)