Vị trí huyệt Chiếu hải – Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong cách 01 thốn, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Chiếu là ánh sáng rực rỡ. Hải là biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn chân lại với nhau thì sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong; huyệt cũng có tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt (làm cho mắt sáng rực), vì vậy, gọi là Chiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Âm Kiều, Thái Âm Kiều.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Thận.
+ Huyệt mở của Âm Kiều Mạch, nơi mạch Âm Kiều phát sinh, 1 trong Bát Hội (Giao Hội) Huyệt của Túc Thiếu Âm với mạch Âm Kiều.
2. Vị trí huyệt Chiếu hải
Xưa: Dưới mắt cá chân trong 1 th
Nay: Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân.
Có sách ghi lấy ở dưới mắt cá chân trong 0,4 th. Bảo người bệnh ngồi úp 2 lòng bàn chân vào nhau, huyệt ở chỗ giáp xương cổ chân
Tài liệu của L/Y Lê Quý Ngưu nghi: Khi điểm huyệt bảo bệnh nhân gấp hoặc duỗi lật bàn chân vào trong để xác định gân cơ thẳng chân sau và cơ gấp dài các ngón chân, ở thẳng dưới mắt cá trong chân 1 thốn. Huyệt nằm ở chỗ hõm đo từ mỏm cao nhất của xương mắt cá chân trong xuống 1 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân sau và gân cơ gấp dài các ngón chân, sau mỏm chân đế, gót của xương gót.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng : Thông kinh, hòa Vị, thanh nhiệt, định thần.
Chủ trị : Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, thần kinh suy nhược, động kinh, họng viêm.
Phối Huyệt :
- Phối Hội Âm (Nh1) + Thái Uyên (P.9) + Tiêu Lạc (Ttu.12) trị đau nhức do phong hàn (Giáp Ất Kinh).
- Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thuỷ Tuyền (Th.5) trị tử cung sa (Tư Sinh Kinh).
- Phối Âm Giao (Nh.7) + Bá Hội (Đ.20) + Thái Xung (C.3) trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Công Tôn (Ty.4) + Hạ Quản (Nh.10) + Thiên Xu (Vi.25) trị kiết lỵ (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Đình (Vi.44) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý [Vi.36] trị phù thũng (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Âm Cốc (Th.10) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu ra máu (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Thái Bạch (Ty.3) + Chương Môn (C.13) trị táo bón + Chi Câu
- Phối Cưu Vĩ (Nh.15) + Tâm Du (Bq.15) trị động kinh (Châm Cứu Đại Thành). 11.Phối Thân Mạch (Bq.62) trị bệnh ở mắt cá chân, chân dưới đi lại khó
- Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Đình (V1.44) + Nội Quan (Tb.6)+ Thiên Xu (Vi.25) trị xích lỵ (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Ngoại Quan trị thai không xuống, Nội Quan kích thích thai ra Phối Liệt Khuyết, Nội Quan trị ho, hen, sung đau họng thanh quản 15.Phối Nội Quan (Tb.6) trị trong bụng có tích khối (Ngọc Long Ca). 16.Phối Đại Đôn (Ty.2) trị thương hàn (Bách Chứng Phú).
- Phối Âm Giao (Nh.7) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Quan Nguyên (Nh.4) [đều Tả] trị các (7) loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).
- Phối Trung Cực, Tam Âm Giao trị kinh nguyệt không đều
- Phối Dương Lăng Tuyền [Đ.34] + Nhị Lăng (Âm Lăng Tuyền [Ty.9] + Nhị Kiều (Chiếu Hải [Th.6] + Thân Mạch [Bq.62] trị cước khí(Linh Giang Phú). Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị cước khí và bệnh ở lưng (Linh Giang Phú). 21.Phối Khúc Tuyền (C.8) + Tiểu Trường Du (Bq.27) trị phụ nữ bị tiểu buốt, gắt (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Âm Cốc (Th.10) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu ra máu, bộ phận sinh dục đau (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối
- Phối Yêu Du (Đ.2) trị kinh nguyệt bế (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
- Phối Củ Ngoại Phiên, Tam Âm Giao trị chân lật ra ngoài do liệt
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo : Mắt bị đỏ đau, bắt đầu từ khóe mắt trong, thủ huyệt ở Âm Kiều Mạch [Chiếu Hải] (LKhu.23,57)
- [Linh khu – Nhiệt bệnh] ghi rằng: “Bí tiểu, nên thủ huyệt Âm kiều và huyệt nằm ở chòm lông tam mao, xuất huyết lạc”. 2. [Giáp Ất] quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau mắt dẫn tới khóe, đau ở bụng dưới, gù lưng co rút , hoa mắt chóng mặt thích nằm, dùng Chiếu hải làm chủ”.
- [Giáp Ất] quyển thứ 9 ghi rằng: “Thoát vị, đau bụng dưới, chọn huyệt Chiếu hải làm chủ, bệnh bên trái chọn huyệt bên phải và ngược lại”.
- [Giáp Ất] quyển thứ 10 ghi rằng: “Liệt nửa người không đi được, mất cảm giác, nhìn như thấy sao, tiểu vàng, bụng dưới nóng, họng khô, chọn Chiếu hải làm chủ.
- [Giáp Ất] quyển thứ 12 ghi rằng: “Đàn bà không kinh nguyệt, chọn Chiếu hải làm chủ”.
- [Thiên kim] quyển thứ 4 ghi rằng: “Đàn bà rong kinh khí hư, tứ chị đau nhức, cứu Lậu âm 30 lửa, trị kinh nguyệt không ngừng, cứu trên mạch nơi giao giới ở da đỏ và trắng dưới mắt cá trong, tùy theo tuổi để cứu số lửa”.
- [Tư sinh] ghi rằng: “Chiếu hải, Thủy tuyền, Khúc cốt, trị phụ nữ sa sinh dục”.
- [Đại thành] quyển thứ 6 ghi rằng: “Chiếu hải chủ trị họng khô, tâm buồn không vui, tay chân mỏi rã, sốt rét lâu ngày, thoát vị, nôn mửa thích nằm, mất cảm giác, nhìn thấy sao, đau bụng dưới, phụ nữ đảo kinh, tay chân nứt lở do lạnh, cơ quan sinh dục cương lên hoặc ngứa, đau bụng dưới, đái rắt, sa sinh dục, kinh nguyệt không đều”.
- [Đại thành] quyển thứ 9 ghi rằng: “Động kinh rên như ngựa kêu, dùng Chiếu hải, Cửu vĩ, Tâm du”.
- [Tiêu u phú] ghi rằng: “Chiếu hải trị bế tắc trong họng” (Thủ Chiếu hái trị hầu trung chi bế tắc)
- Theo “Tố vấn – Khí huyết luận thiên” Vương Bằng chú, ghi rằng huyệt này còn gọi là Âm kiều
- Chiếu hải là một trong Bát mạch giao hội huyệt.
- Chiếu hải có công hiệu thanh nhiệt lợi thấp, tư bổ can thận, đối với các bệnh tiết niệu, sinh dục, mắt, tâm thần và sưng đau họng thanh quản có tác dụng tương đối tốt.
- Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Chiếu hải để trị những chứng bệnh sau khi được một tin buồn, bị một điều trái ý hay là bị ai làm mất lòng, sỉ nhục thấy có cảm giác vô cùng khó chịu. Huyệt này có thể trị được chứng thần kinh không yên sinh ra chứng mất ngủ, lừ đừ nhác nhóm, thì dùng nó rất hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: