Vị trí huyệt Khế mạch – Khế chỉ sự co rút, Mạch là huyết lạc. Huyệt ở nơi cân lạc mạch của tai, có tác dụng trị trẻ nhỏ kinh giật co rút là khế, huyệt nằm trên tĩnh mạch sau tai, vì vậy gọi là Khế Mạch
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Khế chỉ sự co rút, Mạch là huyết lạc. Huyệt ở nơi cân lạc mạch của tai, có tác dụng trị trẻ nhỏ kinh giật co rút là khế, huyệt nằm trên tĩnh mạch sau tai, vì vậy gọi là Khế Mạch (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Thể Mạch, Tư Mạch
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 18 của kinh Tam Tiêu.
2. Vị trí huyệt Khế mạch
Xưa: Sau rìa tai chỗ lạc mạch xanh hình chân gà
Nay: Phía sau tai, giữa gai xương chũm, hoặc khi ép vành tai vào đầu, huyệt ở chỗ nối 1/3 dưới và 2/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ huyệt Ế Phong đến Giác Tôn, nơi cơ ức đòn chũm.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ cơ ức-đòn- chũm, cơ gối đầu, cơ đầu dài và cơ 2 thân bám vào mỏm xương chũm.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh dây thần kinh chẩm lớn, dây thần kinh chẩm dưới và dây thần kinh sọ não số XII.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, liệt mặt.
Tác Dụng: Liệt thần kinh mặt, viêm tuyến mang tai, lở loét miệng
Phối Huyệt:
- Phối Trường Cường (Đc.1) trị tre? nho? bị động kinh (Giáp Ất Kinh).
- Phối Hoàn Cốt (Đ.12) trị đầu phong, sau tai đau (Tư Sinh Kinh).
- Phối Địa Thương, Phong Trì, Dương Bạch trị liệt mặt
- Phối Ế Phong, Hợp Cốc trị viêm tuyến mang tai
- Phối Thừa Tương, Ngân Giao, Địa Thương, Hợp Cốc trị lở loét trong họng miệng
Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.
Xem thêm: