Vị trí huyệt Nhiên cốc – Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Nhiên, chỉ Nhiên cốt. Nhiên cốt là tên giải phẫu của ngày xưa. Cốc là chỗ giữa núi không có nước đi qua, lại là nơi kết hợp giữa cơ nhục.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt:
– “Nhiên” là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt. om 309
– “Cốc” có nghĩa là chỗ hõm ở núi Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Nhiên, chỉ Nhiên cốt. Nhiên cốt là tên giải phẫu của ngày xưa. Cốc là chỗ giữa núi không có nước đi qua, lại là nơi kết hợp giữa cơ nhục. Tức cái gọi là “Nhục chi đại hội” (nơi tụ hội lớn của thịt) của ngày xưa cũng gọi là cốc. Huyệt ở phía dưới Nhiên cốt, như là chỗ hõm xuống cửa hàng núi nên gọi là Nhiên cốc”.
Tên Khác: Long Tuyền, Long Uyên, Nhiên Cốt.
Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+Huyệt thứ 2 của kinh Thận.
+Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
+Nơi xuất phát của Âm Kiều Mạch.
2. Vị trí huyệt Nhiên cốc
Xưa: Chỗ hõm dưới xương to, phía trước mắt cá chân trong (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Nay: Ở chỗ lõm sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường nối da gan chân và mu chân.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ dạng ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, chỗ bám của gân cơ cẳng chân sau, dưới bờ dưới của xương thuyền.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Thanh Thận nhiệt, lý hạ tiêu, sơ quyết khí
Chủ trị:
+ Tại chỗ: Đau khớp bàn chân
+ Theo kinh: Ngứa âm hộ, bệnh thuộc cơ quan sinh dục và tiết niệu.
+ Toàn thân: Viêm yết hầu, đái đường, vàng da, sốt rét, ù tai, ra mồ hôi trộm, phá thương phong
Phối Huyệt :
- Phối Thái Khê (Th.3) trị sốt, bồn chồn, bứt rứt, chân lạnh, nhiều mồ hôi (Giáp Ất Kinh).
- Phối Chương Môn (C.13) trị chứng thạch thủy (Giáp Ất Kinh).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị hoảng sợ như có người đến bắt (Thiên Kim Phương).
- Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thận Du (Bq.23) trị chân lạnh (Thiên Kim Phương).
- Phối Quan Xung (Tb.9) + Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bq.49) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Thiên Kim Phương).
- Phối Chi Câu (Ttu.6) + Thái Khê (Th.3) trị tim đau như dùi đâm, nặng thì chân tay lạnh đến khớp, không thở được ( Thiên Kim Phương).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) trị sốt rét có nhiều mồ hôi (Tư Sinh Kinh).
- Phối Phục Lưu (Th.7) trị xuất tinh (Tư Sinh Kinh).
- Phối Thái Khê (Th.3) trị trong họng đau, khó nói (Tư Sinh Kinh). 10.Phối Khúc Cốt (Nh.2) trị tiểu buốt, tiểu gắt (Tư Sinh Kinh).
- Phối Phế Du (Bq.13) + Thận Du (Bq.23) + Trung Lữ Du (Bq.29) + Yêu Du (Đc.2) trị tiêu khát do Thận hư (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hành Gian (C.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kim Tân + Lao Cung (Tb.8) + Ngọc Dịch + Thái Xung (C.3) + Thủy Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) + Thương Khâu (Ty.5) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Thần Ứng Kinh).
- Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị vọp bẻ (chuột rút), hoa mắt (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
- Phối Âm Cốc (Th.10) + Đại Đôn (C.1) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6)+ Thái Xung (C.3) trị băng huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Thái Xung (C.3) thấu Dũng Tuyền (Th.1) trị bàn chân + ngón chân đau (Châm Cứu Học Thượng Hải)+ Bát Phong
- Phối Nhân Trung, Hợp Cốc trị trẻ con tề phông
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,8 – 1,2 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi tế lan xuống bàn chân. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo :
+ “ Châm huyệt này ra máu sẽ làm cho đói, muốn ăn” ( Kinh Mạch – Linh Khu.10). Thiên ‘Điên Cuồng’ ghi: Nếu quyết nghịch làm chân lạnh nhiều, lồng ngực như vỡ tung, ruột gan đau như dao cắt, lòng không an, mạch đại tiểu đều sắc. Nếu thân còn ấm, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm [huyệt Nhiên Cốc + Dũng Tuyền] (Linh Khu.22, 35).
+ “Bệnh ở mạch Xương Dương gây đau thắt lưng lan đến cổ và ngực, nếu bệnh nặng kèm cảm giác xương sống như gãy, lưỡi cứng, nói khó, mắt mờ, phải châm huyệt Giao Tín và Nhiên Cốc ( Thiên ‘Thích Yêu Thống – TVấn.41, 12).
+ <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Nhiệt bệnh chàm Nhiên cốc, chân lạnh tới dầu gối thì rút kim”.
+ <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Các nốt nổi lên gây mình sốt, dùng huyệt Nhiên cốc, Y hy làm chủ”.
+ <<Giáp Ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: “Tiêu khát vàng da, hai chân một lạnh một nóng, lưới giãn đầy tức, dùng Nhiên cốc làm chủ”:
+ <<Giáp Ất>> quyến thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ không có thai, đau sinh dục, kinh rong, dùng Nhiên cốc làm chủ”.
+ <<Thiên kim>> quyển thứ 2 ghi rằng: “Phụ nữ không có con, Cứu Nhiên cốc mỗi bên 50 lửa”.
+ <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Nhiên cốc chủ trị sưng họng, khó nuốt, bên trên thốc lên sườn ngực, ho khạc ra máu, sưng tắc họng, bạch trọc kéo dài, chân đau không đứng lâu được, hai chân một nóng một lạnh, lưỡi giãn, đầy tức tâm phiền, tiêu khát, mồ hôi tự ra, ra mồ hôi trộm, nuy huyết, ỉa không tiêu, ỉa chảy, đau tim như dùi châm, truy thai ứ huyết lưu lại trong bụng, nam giới tiết tinh, nữ giới không con, sa sinh dục, kinh nguyệt không đều, ngứa sinh dục, trẻ em sơ sinh tề phong cấm khẩu”.
+ <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Tề phong châm Nhiên cốc” (Tề phong tu Nhiên cốc nhi dị tỉnh).
+ <Tạp bệnh huyết pháp ca>>ghi rằng: “Chân vọp bẻ mắt hoa dùng Nhiên cốc, Thừa sơn” (Cước nhược chuyển cân nhãn phát hoa, Nhiên cốc, Thừa sơn pháp tự cổ)
+ Huyệt này theo “Giáp ất” còn gọi là Long uyên.
+ Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: huyệt này là “Vinh huyệt” của Túc Thiếu âm kinh.
+ Theo kinh nghiệm của Soulie de Morant, tả huyệt Nhiên cốc dùng trong trường hợp bệnh nhân là người hay tưởng tượng, mơ mộng theo những không tưởng, theo triết lý, đạo lý nhưng mặc dầu giàu tưởng tượng, bệnh nhân vẫn là nơi do dự không quyết đoán cứ tránh trút không được một tý khó nhọc mặc dù nho nhỏ.
Nguồn: tổng hợp ( có sử dụng tài liệu của L/Y Lê Quý Ngưu)
Xem thêm: