Vị trí huyệt Thiên tỉnh – Thiên là trời, ý chỉ ở trên cao. Tỉnh là cái giếng, ý chỉ chỗ lõm. Huyệt ở chỗ lõm phía trên khớp khủy, giống hình cái giếng là tỉnh, vì vậy, gọi là Thiên Tỉnh
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Thiên là trời, ý chỉ ở trên cao. Tỉnh là cái giếng, ý chỉ chỗ lõm. Huyệt ở chỗ lõm phía trên khớp khủy, giống hình cái giếng là tỉnh, vì vậy, gọi là Thiên Tỉnh (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (Lkhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Hợp của kinh Tam Tiêu, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Tả của kinh Tam Tiêu.
2. Vị trí huyệt Thiên tỉnh
Xưa: Phía sau đầu xương, ở chỗ hõm giữa 2 gân, trên khuỷu tay 1 th
Nay: Co tay để tìm chỗ hõm. Chỗ lõm trên đầu mỏm khuỷ xương trụ, trên khớp khuỷ 1 thốn, nơi gân cơ tam đầu cánh tay.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ 3 đầu cánh tay, đầu dưới xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Hóa đờm thấp ở kinh lạc.
Chủ Trị: Trị khớp khủy tay và tổ chức phầm mềm quanh khớp bị viêm, tim đau.
Phối Huyệt:
- Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị tay tê dại (Thiên Kim Phương).
- Phối Tiểu Hải (Ttr.8) trị điên, động kinh (Thiên Kim Phương).
- Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Đạo (Đc.11) trị buồn sầu (Thiên Kim Phương ).
- Phối Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực tê, tim đau (Tư Sinh Kinh).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) trị loa lịch, lao hạch (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
- Phối cứu Tam Gian (Đtr.3) [21 tráng] + Thiên Trì (Tb.1) [14 tráng] trị loa lịch, lao hạch (Loại Kinh Đồ Dực) + Thiếu Hải
- Phối Khúc Trì (Đtr.11) thấu Tý Nhu (Đtr.14) trị gáy tê, kết hạch [lao hạch] (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Khúc Trì (Đtr.11) thấu Thiếu Hải (Tm.3) trị bịnh ở khớp khuỷ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 7 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: