Vị trí huyệt Tứ mãn – Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu ít, tử cung khi có thai 5-6 tháng.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị : 1- Bụng dưới có tích tụ; 2- Sán khí; 3 – Bào trung có huyết; 4- Bụng ứ nước to, cứng như đá. Là 4 loại bệnh đầy trương (mãn), ứ trệ của trường vị, vì vậy gọi là Tứ mãn.
Tên Khác: Long Phủ , Long Trung, Tuỷ Không, Tuỷ Phủ .
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
2. Vị trí huyệt Tứ mãn
Xưa: Dưới huyệt Trung Chú 1th, đường giữa ra 0,5 th
Nay: Rốn đo xuống 2 thốn ( huyệt Thạch Môn [Nh.5]) ra ngang 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu ít, tử cung khi có thai 5-6 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị tử cung xuất huyết, bạch đới, kinh nguyệt không đều, tiêu chảy.
Phối Huyệt :
- Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị bụng căng cứng (Tư Sinh Kinh)
- Phối Thạch Môn (Nh.5) trị trong ngũ tạng có huyết xấu, sinh xong máu dơ xông lên làm đầy trướng (Tư Sinh Kinh)
- Phối Trung Cực (Nh.3) trị sán khí, tích tụ (Tư Sinh Kinh).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Tuyền (C.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thạch Môn (Nh.5) + Thủy Câu (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) trị thủy thũng (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Trung Cực, Thái Xung, Cách Du trị băng lậu
- Phối Trung Quản, Lương Môn, Cách Du, Trung Đô trị tích tụ sung khối trong bụng
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo : “Bụng to, thạch thủy : Tứ Mãn chủ trị” (Giáp Ất Kinh).
Xem thêm: