Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Túc lâm khấp 足临泣 [Ứng dụng và tham khảo]

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Túc lâm khấp – Huyệt ứng với Đầu Lâm Khấp, 2 huyệt này cùng châm có thể hạn chế được sự chảy nước mắt, vì vậy gọi là Túc Lâm Khấp.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ứng với Đầu Lâm Khấp, 2 huyệt này cùng châm có thể hạn chế được sự chảy nước mắt, vì vậy gọi là Túc Lâm Khấp ( Trung Y Cương Mục).

“Lâm” có nghĩa là ở trên soi xuống.

“Khấp” có nghĩa là nước mắt.

Đường Túc Thiếu-dương Đởm kính có hai huyệt Lâm khấp. Huyệt ở đầu gọi là Đầu Lâm- khấp, ở chân gọi là Túc Lâm khấp. Kinh Túc Thái dương Bàng quang và kinh Túc Thiếu Đởm kinh, cả hai đều bắt đầu từ khóe mắt dương bên trong và khóe mắt bên ngoài, nơi mà nước mắt xuất hiện khi người ta khóc. Châm hai huyệt này có thể hạn chế được sự chảy nước mắt quá nhiều. Do đó mà có tên là Túc Lâm-khấp.

Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Lâm khấp, là đến dưới chân mà nó đi vào chỗ dịch ẩm ướt, thủy thấp từ trên cao đi xuống chỗ ẩm ướt thấm dần, nên được gọi là Lâm khấp“.

Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 41 của kinh Đởm.

+ Huyệt Du, thuộc hành Mộc.

+ Huyệt hội với Mạch Đới.

2. Vị trí huyệt Túc lâm khấp

Xưa: Cách huyệt Hiệp Khê 1,5 th , huyệt ở chỗ hõm sau đốt thứ nhất ngón chân thứ 4:

Nay: Chỗ lõm phía trước khớp xương bàn – ngón chân thứ 4- 5.

huyệt Túc lâm khấp

Giải Phẫu: Dưới da là bờ ngoài gân duỗi ngón chân thứ 5 của cơ duỗi chung các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 4 và 5.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Thanh hỏa tức phong, minh mục thông nhĩ, sơ khí trệ của can đởm, hóa đàm nhiệt, thông điều đới mạch.

Chủ Trị: Trị sữa ít, tuyến vú viêm, kinh nguyệt rối loạn, bàn chân đau, tai ù, điếc.

Phối Huyệt:

  1. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị giữa mông đau không thể đi được, da ngoài chân đau (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Đại Thành)
  3. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân tay, mặt và mắt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
  4. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Toàn Thư).
  5. Phối Phong Trì (Đ.20) + Phong Long (Vi.40) trị đầu đau, chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Bách Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau, chóng mặt (Châm Cứu Học Giản Biên).
  7. Phối Quang Minh (Đc.37) có tác dụng làm tăng sữa (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
  8. Phối Phong Trì, Thái Dương, Trung Chữ trị đau nửa đầu
  9. Phối Tình Minh trị bệnh thuộc mắt
  10. Phối Nhũ Căn, Kiên Tỉnh trị nhọt ở vú
  11. Phối Ngoại Quan trị đau nhức đầu vai
  12. Phối Huyền y trị rối loạn động mạch não

Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1-3 tráng, Ô n cứu 5 – 10 phút.

4. Tham khảo

1. <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Lạnh tay lạnh chân bất tỉnh, suyễn, no hơi, phong mình ra mồ hôi hột, nhọt ung ở đùi không thể đi lại, đau da ở ngoài chân, chọn huyệt Lâm khấp làm chủ. Sốt rét ngày lên hai cử, chọn huyệt Lâm khấp làm chủ”.

2. <<Giáp ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Đầy trong ngực, sưng dưới nách, rò mã đao, sưng ở huyệt Thiên dũ, đau nhức ống cẳng chân, chóng mặt, sưng man tai xương ót, mắt rít mình tê nhức, phát lạnh, không thở được, đau không cố định, dùng Lâm khấp làm chủ”.

3. <<Giáp ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Kinh nguyệt không thông, sưng vú, dùng Lâm khắp làm chủ”,

4. <<Thiên kim>> quyển thứ 2 ghi rằng: “Mã đạo rỏ từ cổ xuống nách, cứu Túc Lâm khắp 100 lửa”.

5. <<Ngọc long phú>>ghi rằng: “Kết hợp với Nội đình, có thể điều lý ở bụng dưới” (Kiêm Nội đình, điều năng lý tiểu phúc chỉ đột).

6. <<Tịch hoàng phú>> ghi rằng: “Kết hợp với Tam lý trị tại như ve kêu, thắt lưng đau như

muốn gãy” (Kiêm Tam lý, trị nhĩ thuyền minh yêu dục chiết).

7 <<Tiêu u phú ghi rằng: “Kết hợp với quang minh trị ngứa mắt, đau mắt” (Kiêm Quang minh, trị nhãn dương nhãn thống).

8. <<Thiên tinh bí quyết ca>> ghi rằng: “Ù tai đau thắt lưng, trước Ngũ hội sau châm Nhĩ môn, Tam lý” (Nhĩ minh yêu thông, tiên Ngũ hội, thứ châm Nhĩ môn, Tam lý nội”.

9. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt Túc Lâm khấp là “Du huyệt” của Túc Thiếu-dương kinh.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ