Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Túc Tam lý 足三里 (87 phương phối hợp)

by Lê Quý Ngưu

Huyệt Túc Tam lý – Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Tên huyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:

– Một thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi.

– “Tam” có nghĩa là 3. – “Lý” có nghĩa là dặm, ở đây có nghĩa là thốn. “Tam lý” nói đến vị trí của huyệt, bên dưới huyệt trước “Độc tỷ” 3 thốn nằm ở chân, nên gọi là Túc Tam-lý (Ba thốn chân). .

Sách “Tố vấn – Châm giải thiên” ghi rằng: “Sở dĩ gọi là Tam lý bởi nó ở dưới đầu gối 3 thốn” (Sở vị Tam lý giả, hạ thốn tam thốn dã).

Có người còn giải thích “Lý” là xóm làng. “Tam” là 3. Ở đây nó chỉ vào ba vùng Vị, Đại trường, Tiểu-trường. Huyệt Tam lý thực sự thuộc Dương-minh Vị (Túc Tam-lý) và Dương-minh Đại-trường (Thủ Tam-lý). Tuy nhiên, vì trong một số quan hệ tạng phủ, Vị là đàn anh bao trùm cả Đại trường lẫn Tiểu-trường, cho nên người ta thường chú trọng đến Túc Dương minh Vị nhiều hơn nên gọi là Túc Tam-lý.

– Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.

Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 36 của kinh Vị.

+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.

+ Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất cả các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.

+ Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.

+ Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.

+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’ có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.

+ Một trong ‘14 Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tuỷ’ (Nhật Bản) để nâng cao chính k hí, trị bệnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).

2. Vị trí huyệt Túc tam lý

Xưa: Dưới đầu gối 3 th, mép ngoài cẳng chân.

Nay: Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương chày khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác.

3. Cách lấy huyệt Túc tam lý

Bệnh nhân ngồi ngay, co đầu gối vương góc, bàn chân để tự nhiên. Úp long bàn tay cùng phía lên chính giữa xương bánh chè. Lấy đầu ngón tay giữa làm mức rồi sang bên ngoài 1 th là huyệt.

Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân ( xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.

Huyệt túc Tam Lý

Huyệt túc Tam Lý

Giải Phẫu: Dưới da là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chầy và xương mác, màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

4. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc – khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.

Sách từ điển châm cứu của L/Y Lê Quý Ngưu nghi: Lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, thông điều kinh lạc khí huyết, có tác dụng phò chính bồi nguyên bố hư nhược, đuổi tà, phòng ngừa bệnh.

Chủ trị: Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.

Tác dụng trị bệnh 

+ Tại chỗ: Đau đầu gối co duỗi khó. 

+ Theo kinh: Viêm dạ dày cấp mãn tính, loét dạ dày, viêm ruột cấp mãn tính, viêm tụy tạng cấp tính, bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa, trẻ con tiêu hóa kém, bại liệt. 

+ Toàn thân: Kích ngất, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, suyễn, bệnh thuộc hệ sinh dục bài tiết, thần kinh suy nhược. 

Phối Huyệt :

  1. Phối Bất Dung (Vi.19) trị khí tích (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.3) trị dạ dày đau, ăn uống kém (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Xung Dương (Vi.42) trị chân liệt, dép rơi mà không biết (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị thương hàn nhiều ngày mà không bớt sốt (Châm cứu Tụ Anh).
  6. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị hạ huyết, trường phong (Châm Cứu Tụ Anh).
  7. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phế Du (Bq.13) + Trung Độc (Đ.32) trị chứng nuy, có thấp nhiệt, có đờm, có khí suy, có huyết ứ (Châm Cứu Tụ Anh).
  8. Phối Huyền Chung (Đ.39) + Nhị Lăng (Âm Lăng Tuyền (Ty.9) và Dương Lăng Tuyền (Đ.34) ) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị đùi, gối đau (Châm Cứu Đại Toàn).
  9. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
  10. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Quan Xung (Ttu.1) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu khát (Châm Cứu Đại Toàn).
  11. Phối Bách Lao + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) + Thập Tuyên + Trung Quản (Nh.12) + Ủy Trung (Bq.40) trị cảm nắng, sốt cao, hoắc loạn, thổ tả (Châm Cứu Đại Toàn).
  12. Phối cứu Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị phát bối, nhọt mọc ở vai, lưng (Châm Cứu Tụ Anh).
  13. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Châm Cứu Toàn Thư).
  14. Phối Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.4) trị đi bộ thì đau nhức, đi đứng khó khăn (Ngọc Long Ca).
  15. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Độc Tỵ (Vi.35) + Tất Quan (Đ.33) trị đầu gối đau (Châm Cứu Đại Thành).
  16. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
  1. Phối Bách Lao + Chí Dương (Đc.9) + Công Tôn (Ty.4) + Trung Quản (Nh.12) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị hoàng đản, tay chân đều sưng (Châm Cứu Đại Thành).
  1. Phối Công Tôn (Ty.4) + Thân Mạch (Bq.62) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếu không có sức (Châm Cứu Đại Thành).
  2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) trị tai ù do hư chứng (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phế Du (Bq.13) + Phong Môn (Bq.12) trị ho lâu ngày không khỏi (Châm Cứu Đại Thành).
  4. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) trị các chứng thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành).
  1. Phối Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) trị ho, suyễn (Châm Cứu Đại Thành).
  2. Phối Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) trị mai hạch khí (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
  4. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị nhọt mọc khắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).
  5. Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) trị trong tai như ve kêu, lưng đau muốn gẫy (Tịch Hoằng Phú).
  6. Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Tam Gian (Đtr.3) + Thông Lý (Tm.5) trị mồ hôi ra khắp toàn thân (Loại Kinh Đồ Dực).
  7. Phối cứu Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phong Môn (Bq.12) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Trung Phủ (P.1) + Trung Quản (Nh.12) trị uế nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).
  8. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Đô (Ty.2) + Thái Bạch (Ty.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị Tâm Vị thống [dạ dày đau] (Loại Kinh Đồ Dực).
  9. Phối Âm Giao (Nh.7) + Thiên Khu (Vi.25) + Thủy Phân (Nh.9) trị quanh rốn đau (Loại Kinh Đồ Dực).
  10. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Gian Sử (Tb.5) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị thổ huyết do nộ khí thương Can (Loại Kinh Đồ Dực).
  1. Phối Bách Lao + Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phế Du (Bq.13) + Tâm Du (Bq.15) + Thái Uyên (P.9) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thông Lý (Tm.5) + Tích Cốt + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị thổ huyết (Loại Kinh Đồ Dực).
  1. Phối Khí Xung (Vi.30) trị thương thử, ra mồ hôi nhiều mà tiêu chảy (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  2. Phối cứu Khí Hải (Nh.6) 100 tráng + Trung Quản (Nh.12) 14 tráng trị bụng đau, tiêu chảy (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  3. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12) trị lỵ không cầm (Y Học Cương Mục).
  4. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) +Tâm Du (Bq.15) + Thiên Đột (Nh.22) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) trị ngũ ế, ngũ cách (Y Học Cương Mục).
  5. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Gian Sử (Tb.5) + Linh Đạo (Tm.4) + Thái Xung (C.3) trị 9 loại Tâm thống (Y Học Cương Mục).
  6. Phối Bách Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Phong Thị (Đ.31) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
  1. Phối cứu Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) trị Tỳ Vị khí hư (Vệ Sinh Bảo Giám).
  2. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) có tác dụng phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
  1. Phối Bách Hội (Đc.20) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
  2. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) trị cửu lỵ (Thần Cứu Kinh Luân).
  3. Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị tai điếc đột ngột (Thần Cứu Kinh Luân).
  4. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Đình (Vi.44) trị Tỳ hư, bụng trướng (Thần Cứu Kinh Luân).
  5. Phối Nội Quan (Tb.6) + Ngư Tế (P.10) trị ăn không xuống (Thần Cứu Kinh Luân).
  6. Phối Bách Lao + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thập Tuyên + Ủy Trung (Bq.40) trị cảm nắng, hoắc loạn (Thần Cứu Kinh Luân).
  7. Phối Bách Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Thần Cứu Kinh Luân).
  1. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Quan (Tb.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị các loại hư lao nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
  2. Phối Công Tôn (Ty.4) + Đại Đô (Ty.2) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Bạch (Ty.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị Tỳ, Tâm thống, đau như kim đâm (Thần Cứu Kinh Luân).
  1. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh nguyệt bế do huyết trệ (Thần Ứng Kinh).
  2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) , đốt thêm đuôi kim, trị chân tê do phong hàn (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
  3. Phối Toàn Cơ (Nh.21) trị nội thương thực tích (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
  4. Phối Liệt Khuyết (P.7) trị suyễn cấp (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
  5. Phối Nội Đình (Vi.44) trị bụng đầy trướng (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
  6. Phối Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
  7. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Thừa Tương (Nh.24) trị hàm răng cắn chặt, mắt lệch, miệng méo (Trùng Lâu Ngọc Ngoạt).
  8. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) trị mắt sưng đỏ đau (Thẩm Thị Dao Hàm).
  9. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản (Nh.12) trị Tỳ Vị dương hư, tay chân lạnh, nôn mửa, bụng đau, tiêu chảy (Thương Hàn Luận Châm Cứu Phối Hợp Huyệt Tuyển Chú).
  10. Phối Cách Du (Bq.17) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) trị nấc (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  11. Phối Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị dạ dày đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  12. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thượng Quản (Nh.13) trị có thai bị nôn mửa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  13. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Giản Biên).
  14. Phối Bách Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhân Trung (Đc.26) + Thái Xung (C.3) trị thi quyết (Châm Cứu Học Giản Biên).
  15. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị sốt không hạ (Châm Cứu Học Giản Biên).
  16. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị nôn mửa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  17. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị trước ngực đau (hung tý), hồi hộp, mất ngủ uể oải, xoay xẩm, chóng mặt (Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển).
  18. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nội Quan (Tb.6) trị tụy tạng viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  19. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan(Tb.6) + Thiên Khu (Vi.25) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Quản (Nh.12) trị ruột viêm tắc cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  20. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) trị tiêu hóa kém (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  21. Phối Gian Sử (Tb.5) +Trung Quản (Nh.12) trị nôn mửa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  22. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị thực đạo co thắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  23. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Quản (Nh.12) trị bụng đầy trướng do Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  24. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị bón (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  25. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) trị chân tê (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  26. Phối cứu Đại Đô (Ty.2) trị sinh xong bị bất tỉnh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  27. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Thận Du (Bq.23) trị tê bại (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  28. Phối Khâu Khư (Đ.40) trị quáng gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  29. Phối Hành Gian (C.2) + Ngoại Lăng + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Cự Hư (Vi.37) trị ruột viêm mạn (Tân Châm Cứu Học).
  1. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Lăng (Tb.7) + Nội Quan (Tb.6) + Kiên Ngoại Du (Ttr.14) + Thái Dương trị tử giản (Tân Châm Cứu Học).
  2. Phối Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị khí huyết đều hư, bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu đều thấp (Hiện Đại Y Án Châm Cứu Tuyển).
  3. Phối Bách hội , Trung Quản trị khí hư hạ hãm.
  4. Phối Dương Lăng Tuyền, Trung Quản trị đau dạ dày.
  5. Phối Thiên Khu, Khí Hải trị đau bụng ỉa chảy mạn.
  6. Phối Nội Quan, Trung Quản ăn vào mửa
  7. Phối Phong Trì trị hoa mắt chóng mặt.
  8. Khi giao mùa nên cứu Túc Tam Lý, Tuyệt Cốt.
  9. Phối Nội Quan, Thượng Cự Hư, Phong Long / Cứu Cách Du, Đởm Du, Túc Tam Lý trị mỡ máu, trigrycerid,

Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, cứu 5 – 10 tráng hoặc nhiều hơn, Ôn cứu 10-30 phút.

Ghi Chú : Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, không nên cứu huyệt này (Tân Biên Thực Dụng Châm Cứu Học).

5. Tham Khảo

+ <<Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Huyệt hợp của vị nhập vào Túc tam lý … Phải thủ huyệt như thế nào? Thủ huyệt Túc Tam-lý phải buông thấp bàn chân xuống”. 

+ <<Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Bệnh của vị làm cho bụng trường to lên, vùng thượng vị sẽ đau thấu tới tâm, xông lên trên vào hai hông sườn, từ cách mô lên đến họng thanh quản không thông nên ăn uống không xuống. Chọn huyệt Tâm lý để chữa trị”. 

+ <<Linh khu – Tứ thời khi>>ghi rằng: “Bệnh trước tý làm cho hoạt động khó khăn, hàn khi lễ ngày không hết, mau chọn huyệt Tâm lý”.

+ <<Linh khu – Tứ thời khí>> ghi rằng: “Bệnh nôn, khi nôn ra máu đắng, hay thở dài và trong lòng trống rỗng. Sợ như có người bắt mình. Tà khí tại đám nghịch lên tới vị, chất dịch Đởm tiết ra làm cho miệng bị đắng. Vị khí nghịch thì ói ra chất đắng, nên gọi là Ẩu đởm, 1 huyệt Tam lý nhằm làm Vị khí được hạ xuống. Mỗi khi vị khí nghịch lên nên châm phần huyết lạc của kinh Túc Thiếu-dương nhằm làm cho khí nghịch của Đởm được dừng lại để điều hòa sự hư thực và đuổi tà khí”. Sách nói tiếp: bệnh đau ở bụng dưới sưng tấy lên không đi tiểu được đó là tà khí ở tại Tam-tiêu nên chọn huyệt Đại lạc của kinh Túc Thái dương Bàng-quang, có thể luôn cả tiểu lạc và tôn lạc, khi thấy những tiểu lạc của Thái dương và Quyết âm kết thành huyết lạc, nếu sưng tới vùng thượng vị thì chọn huyệt Tam lý”

+ <<Linh khu – Ngũ tà>> ghi rằng: “Tà khí ở tại tỳ vị sẽ làm cho bệnh cơ nhục đau, khi dương khí hữu dư, âm khí bất túc sẽ thành chứng nóng ở bên trong làm dễ đói, khi dương khí bất túc sẽ thành chứng bên trong lạnh, sôi ruột đau bụng, đó là âm dương đều hữu dự. Nếu âm dương đều bất túc thì hữu hạn hữu nhiệt. Tất cả đều điều hòa bởi huyệt Tâm lý”. 

+ <<Giáp Ất >> quyển thứ 7 ghi rằng: “Nổi cuồng ca hát bậy bạ, nói năng lung tung, sợ người sợ lửa, mạ lỵ, tiêu sưng, chọn huyệt Tâm lý làm chủ”. 

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Dương quyết lạnh run, cứng bụng dưới, đau đầu, đau bụng đau đùi cẳng chân, tiểu tiện không thông, hay nôn, chọn huyệt Tâm lý làm chủ”. 

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Cẳng chân, mình như gãy, cấm khẩu, họng sưng tắc không nói được, dùng Tam lý làm chủ”. 

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Trướng ở ngũ tạng lục phủ chọn huyệt Tâm lý. Tam lý là huyệt chủ yếu để trị trướng”. 

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Lạnh trong bụng, bụng trướng đầy thích ợ hơi, thấy thức ăn là hôi, vị khí bất túc, sôi ruột đau bụng ỉa cháy, ăn không tiêu, trướng đầy dưới tim, dùng Tam lý làm chủ”.

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Nhọt vú có sốt, chọn Tam lý làm chủ”. 

+ “Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Tam lý chủ trong vị có hàn, trường đầy bụng ngực, sôi ruột, chân khí bất túc, đau bụng ăn không xuống, đại tiện không thông, tức ngực khó chịu, đau thắt tím, bụng có khí công ngược lên, đau thắt lưng không cúi ngửa được, Tiểu-trường đau do khí, thủy khí cổ độc, cục hòn trong bụng, húp sưng tay chân, đau ê gối cẳng chân, mắt nhìn mờ, phụ nữ sau đẻ chóng mặt”. 

+ Huyệt Túc Tam-lý theo “Linh khu – Bản du” ghi nó là “Hợp huyệt” của Túc Dương-minh kinh. 

+ Sách “Đồ dực” ghi rằng: “Trẻ con cấm cứu huyệt Túc Tam-lý. 

+ Sách “Linh khu – Bản du” ghi Túc Tam-lý còn gọi là Hạ lăng, “Thiên kim” gọi là Quỷ tà. 

+ Túc Tam-lý là Hợp huyệt của kinh Túc Dương-minh kinh, là Thổ huyệt ở trong Thổ, đó là một trong chín huyệt để hồi dương, cũng là huyệt thường dùng để trị bệnh ở bụng và huyệt chính trong tăng thêm cường tráng. Túc Tam-lý cũng là một trong “Tứ tổng huyệt”, chủ trị bệnh khí hóa, kinh lạc và tạng phủ của bệnh, đó cũng là Du huyệt không thể thiếu trong việc thay đổi khí quan ở tạng phủ có liên quan tới Vị, đối với chức năng cải thiện của Vị (Đại Tiểu-trường) và Tỳ, tiêu trừ rối loạn chức năng của Tỳ vị sinh ra hội chứng Tỳ vị, có công hiệu rất tốt. Người trên 30 tuổi thường cứu huyệt này để phòng chữa bệnh nâng cao sức khỏe. 

+ <<Châm cứu chân tủy>> Trạch Điền Kiện: Yếu huyệt trị bệnh dạ dày, trường hợp dư chất chua trong dạ dày không dùng huyệt này. 

+ Nhật bản thường dùng huyệt này để phòng ngừa bệnh tật, gia tăng sức khỏe và trường thọ, đến nỗi trong nhân gian thường hay nói câu tục ngữ “Nhược yếu an, Tam lý thường bất càn” có nghĩa muốn được bình an vô bệnh thì huyệt Tam lý không được để cho khô, ý nói phải cầu huyệt này cho chuyên và cứu luôn thịt đó phải lở ướt, và “Tam lý cứu bất tuyệt, nhất thiết tại bệnh tức” có nghĩa cứu luôn ở huyệt Tam lý thì những bệnh tai ác đều phải tiêu diệt … Sách “Cứu pháp y học nghiên cứu” của Dr, Hara (Nguyễn Chí Miễn Thái Lang) có trích dẫn ở sách “Danh gia mạn lục” của “Nhật bản đế quốc văn khổ” một câu chuyện cả gia đình nhờ cứu huyệt Túc Tam-lý mà được trường thọ trên 200 tuổi. Phép cứu ấy cứ mỗi tháng từ mùng 1 đến mùng 8, cứu luôn không nghỉ, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác không gián đoạn, số lửa khác nhau như dưới đây: 

Mồng 1 2 3 4 5 6 7 8
Nam 9 lửa  10 lửa 11 lửa 11 lửa 10 lửa 9 lửa 9 lửa 8 lửa
Nữ 8 lửa 9 lửa 11 lửa 11 lửa 9 lửa 9 lửa 8 lửa 8 lửa

+ <<Tân biên thực dụng châm cứu học>> Lý Văn Hiến: Trẻ con chưa được 7 tuổi chưa nên cứu ở Túc Tam-lý. 

+ Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, Leprince và Foveau de Courmelles (Pháp), ở huyệt Túc Tam-lý có điện thế rất mạnh, và nên dùng huyệt Túc Tam-lý để bổ, nên cứu vào buổi sáng kết quả thường tốt hơn vào buổi chiều. 

+ Theo kinh nghiệm của Soulie de Morant, bố huyệt Túc Tam-lý trong khi thể chất mệt mỏi, tinh thần bệnh nhân cũng đâm ra hay lo, hay sợ, dễ cảm động, buồn bã, ưu sầu, hay thở ra, bất bình với chính mình và tất cả vì thiếu phần linh hoạt, vui vẻ, mau lẹ, lại cũng chẳng thấy gì là có ý nghĩa hứng thú. Dùng thêm huyệt Nội quan, Thiếu hải, Cưu vỹ, Túc Tam-lý (tả) trị những chứng tâm thần kích động (nổi nóng, nổi điên, cười, la, hét, hay cử động luôn tay luôn chân). Dùng thêm: Thân mạch, Ngoại lăng, Cưu vỹ, Đại lăng, nếu có lo sợ thì thêm Nội quan (bổ) và Đại đô, nếu vì yếu mỏi, nhác nhóm thì thêm các huyệt hưng phấn (bổ), nếu cảm thấy trong mình có cảm giác sung mãn và nóng nảy thì thêm Thái bạch. Nếu sợ nhiều hơn buồn, bổ Túc Tam-lý, tải Thiếu hải. Nếu buồn nhiều hơn sợ thì bổ Thiếu hải, tả Túc Tam-lý. Huyệt Túc Tam-lý có tác dụng tả nơi hữu dư để bổ vào chỗ bất túc điều hòa ngũ tạng trong một lúc. 

+ <<Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>> Thường kết hợp Túc Tam-lý và Tam âm giao, vì Túc Tam lý là Hợp huyệt của Túc Dương minh Vị kinh, có tác dụng thăng dương, ích vị, ôn trung, tán hàn – Huyện Tam âm giao là hội huyệt của Túc Thái-âm Tỳ kinh, Túc Quyết âm can kinh và Túc Thiếu-âm Thận kinh nó có tác dụng tư âm kiện tỳ, hoạt huyết khử ứ. Vả lại, Vị có chỗ về thu nạp cốc khí, Tỳ chủ về vận hóa. Kết hợp 2 huyệt này lại sẽ khởi phát được dương khí của trung tiêu, kiện tỳ, rưới thẩm âm dịch làm sung túc cho Vị dịch. Khi khí huyết được điều hòa kinh mạch được thông sướng. Tỳ vị được kiến. vận thì việc ăn uống sẽ tăng lên, khi nguồn sinh hóa được sung túc thì tà khí không xâm nhập được 

+ <<Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>>: Túc Tam-lý là huyệt Thổ ở trong Thổ vì Tỳ vị ở trong Ngũ hành thuộc về Thổ, trong ngũ du huyệt thì Túc Tam-lý cũng thuộc Thổ. Vì thế, nó được coi như là “Thổ trong Thổ”. Túc Tam-lý là hợp huyệt của kinh Túc Dương minh Vị. Thố có thể sinh ra vạn vật lại cũng có thể làm cho nát thối vạn vật. Vị là biển của ngũ cốc là gốc của hậu thiên, ngũ tạng lục phủ của con người đều nhờ vào sự vượng suy của Vị khí để doanh dưỡng cho mình, nếu có đủ Vị khí thì sinh, thiếu Vị khí thì chết. Do đó, huyệt Túc Tam-lý có thể làm kiện Vị khí và bổ sự hư tổn của tạng phủ, nó có giá trị như “Độc sâm thang”, vì thế người ta cho huyệt Túc Tam lý là huyệt bảo dưỡng cho toàn thân vậy. 

+ <<Trường Đại học quân y 4 – Trung Quốc>> Châm huyệt Túc Tam-lý của thỏ, thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng nhiều nhất. 24. <<Bộ môn sinh vật Y học viện Bắc kinh>> Châm huyệt Túc Tam-lý có thể làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu và làm cho chỉ số nuốt vi trùng của thực bào tăng thêm 1 – 2 lần. 

+ <<Y học viện Bắc kinh>>: Châm huyệt Túc Tam-lý cho người khỏe mạnh chỉ thấy số thực bào của bạch cầu đối với tụ cầu trùng vàng tăng 1 – 2 lần. Cứu chỉ tăng 0,5 lần. Sau 24 giờ tăng cao nhất – Làm điện châm huyệt Túc Tam-lý trên động vật khỏe cũng thấy chỉ số thực bào của bạch cầu tăng, sau 3 – 6 giờ lên cao nhất, duy trì một thời gian, 48 giờ sau còn khá mạnh. Nếu chỉ châm không, kết quả thấp hơn, 48 giờ sau đã hết. Nếu dùng cứu kết quả càng kém hơn. 

+ <<Viện nghiên cứu Trung y Thiểm Tây – Trung Quốc>> Châm huyệt Túc Tam-lý và Đại chủy của thỏ thấy khả năng thực bào của bạch cầu tăng.

+ <<Trường Đại học Y khoa Cát lâm – Trung bấ>>Chấm huyệt Túc Tam-lý, Đại chùy, đốt sống lưng thứ 17, Thận du, Can du, Đởm du của động vật thấy nâng cao được năng lực thực bào của hệ nội võng mạc. 

+ << Trường Đại học Y khoa Cát lâm – Trung Quốc >> Dùng vacxin tam liên thương hàn, tiêm vào huyệt Túc Tam lý 2 lần để phòng bệnh, mỗi lần  01 ml (bằng 1/3 liều tiêm dưới da) mỗi tuần Liên tiếp 3 lần, thử máu 3 lần. Thấy hiệu quả tan khuẩn cao hơn lô chứng, thời gian duy trì dài hơn lô chứng. 

+ Y học viện Đại Tiên Nam kinh 1, bệnh viện Từ quang thuộc Y học viện Thượng Hải 2 – Trung Quốc>>: Khi chấm huyệt Túc Tam-lý nhu động của ruột mạnh hơn và nhanh hơn. 

+ <<Tạ Trúc Phiên – Trung Quốc>>: Khi châm huyệt Túc Tam-lý có thể làm tăng nhu động của trực trường. 

+ <<Thấm Vĩnh Khang, Trần Vĩnh Ninh – Trung Quốc>> Khi châm vào 2 huyệt Túc Tam lý và Lan vĩ thì thấy co bóp của dạ dày và ruột thay đổi trong 93,6% các trường hợp. Còn châm vào chỗ không có huyệt và kinh thì 95,3% các trường hợp không có gì thay đổi rõ rệt. 

+ <<Y học Viện – Bắc kinh>> Dùng quang tuyến X để quan sát, khi châm vào huyệt Túc Tam lý của chó, thấy châm có thể ức chế sự hoạt động của dạ dày rỗng không. 

+ <<Y học viện Triết giang – Trung Quốc>>: Dùng Novocain 0,25% tiêm vào huyệt Túc tam lý của chó, thấy dạ dày co bóp nhanh lên. 

+ <<Viện Khoa học Y học – Trung Quốc>>: Gây phản xạ có điều kiện cho chó bằng ăn kết hợp với châm huyệt Túc Tam-lý. Khi phản xạ có điều kiện hình thành, nếu châm vào các huyệt khác của Vị kinh, phần nhiều đều xuất hiện phản ứng tiết dịch vị như châm huyệt Túc Tam-lý. Nếu châm vào những huyệt ở kinh khác, không thấy có phản ứng trên. 

+ <<Bệnh viện Thẩm dương – Trung quốc>>: Châm các huyệt Túc Tam lý, Can du, Đởm du của thỏ thấy hoạt động tuyến yên tăng cường. 

+ <<Bệnh viện Quảng từ thuộc y học viện Thượng Hải 2 – Trung Quốc>> Châm các huyệt Túc Tam-lý và Lan vĩ làm tăng bạch cầu, nhưng nếu cắt bỏ tuyến yên thì sự thay đổi của bạch cầu không rõ ràng nữa. 

+ <<Lý Canh Vinh – Bệnh viện Thẩm dương Trung Quốc>>: Châm các huyệt Túc Tam-lý, Can du, Đởm du của thỏ, thấy hoạt động của tuyến thượng thận tăng cường, trọng lượng tuyến tăng lên, vỏ tuyến đây ra. 

+ <<Môn sinh lý học Y học viện Thẩm dương Trung Quốc>> Dùng phương pháp đo lường sinh vật học, thấy khi châm huyệt Túc Tam-lý của thỏ, có thể làm cho adrenaline tiết ra nhiều hơn. Kế tiếp nếu cắt dây thần kinh đến huyệt đi rồi châm thì mất đi phản ứng tăng tiết adrenaline. 

+ <<Y học viện Thượng Hải, Trường Đại học Phục Hán, Học viện Trung y Thượng Hải, Viện khoa học Trung Quốc>> Trên những người bị bí đái do liệt tủy sống, nếu châm các huyệt có ảnh hưởng tới Bàng-quang ở dưới vùng bị tê liệt thì có sự biến đổi của áp lực Bàng quang, còn châm các huyệt ở trên vùng bị tê liệt thì không gây nên biến đổi gì. Hay trên người bị liệt tủy sống mà sói bụng khi chấm huyệt Túc Tam-lý, ở trong vùng bị liệt, tuy người bệnh không nhận thức được cảm giác đắc khí, song vẫn chưa được sôi ruột. Như vậy, những phản ứng của châm cứu không nhất định phải có sự tham gia của vỏ não. 

+ <<Ngụy Bảo Linh, Trương Hi Hiền – Trung Quốc>> Châm huyệt Túc Tam-lý làm cho điện tâm đồ thay đổi. Nếu gây tê tủy sống rồi mới châm thì thay đổi của điện tâm đồ không có nữa. 

+ <<Y học viện Bắc kinh>>: Khi châm huyệt Túc Tam-lý không thấy có biến đổi điện não đồ như khi không phong bế huyệt. 

+ <<Y học viện Triết giang – Trung Quốc>>. Chỉ dùng Novocain 0,25% tiêm vào huyệt Túc Tam-lý, vẫn gây tăng co bóp của dạ dày. 43. <<Tạng Ích Dân, Lý Huệ Khanh – Trung Quốc>> Phong bế cục bộ dây thần kinh tọa rồi châm huyệt Túc Tam lý, phản ứng tăng bạch cầu cũng còn nhưng rất yếu. 

+ Y học viện Đại Tiên – Trung Quốc>> Châm vào huyệt Túc Tam lý của vật thí nghiệm, nhu động của ruột mạnh và nhanh thêm. Nếu chỉ thắt hoặc cắt đứt mạch máu cục bộ, phản ứng vẫn như cũ. Nếu đồng thời cắt đứt cả dây thần kinh hông và đùi thì không còn phản ứng nhu động ruột nữa. Sau đó Y học viện Nam kinh – Trung Quốc, cùng với thí nghiệm này, nếu chỉ cắt đứt dây thần kinh hông và đùi, vẫn giữ lại thần kinh vách mạch máu, cũng vẫn làm mất phản ứng nhu động của ruột. 

+ <<Tạ phúc Phiên – Trung Quốc>>: Phong bế làm mất tác dụng tăng nhu động trực trường của động vật thí nghiệm, khi châm vào huyệt Túc Tam-lý. 

+ <<Bệnh viện Quảng từ, Y học viện Thượng hải 2 – Trung Quốc>> Nếu cắt bỏ những sợi giao cảm quanh động mạch thẹn rồi châm vào huyệt Túc Tam-lý và Lan vĩ của Thỏ, thì tác dụng tăng bạch cầu không xảy ra được nữa. 

+ <<Thẩm Vĩnh Khang, Trần Vinh Minh – Trung Quốc>>: Mổ bụng thỏ để quan sát tác dụng của châm huyệt Túc Tam-lý và Lan vĩ, thấy châm có thể làm thay đổi nhu động của dạ dày và ruột thỏ, nếu cắt vòng da ở vùng bẹn, cắt: dây thần kinh hông, dây thần kinh đùi, cắt đứt tất cả các cơ đùi ở vùng bẹn, cắt đứt xương đùi, thậm chí phá bỏ cả vỏ não, chỉ giữ lại động mạch thẹn ngoài, rồi châm, thấy phần lớn phản ứng nhu động của dạ dày và ruột vẫn tồn tại. Nhưng nếu chỉ cắt đứt động mạch thẹn ngoài, hoặc dùng acid carbonic bồi quanh thành mạch, thì 93,2% các trường hợp thực nghiệm không còn phản ứng nhu động của dạ dày và ruột nữa. 

+ <<Phương Vân Bằng – Trung Quốc>>: Khi châm du huyệt ở lưng, hoặc huyệt Túc Tam-lý, thấy nổi lên những điểm đỏ gần đúng với đường kinh Bàng quang hay Vị. 

+ <<Viện nghiên cứu Trung y Thiểm tây . Trung Quốc>> Gây u mang thực nghiệm trên lưng chuột cống trắng, rồi châm cứu huyệt Túc Tam-lý trong 8 ngày, mở kiểm tra, thấy châm cứu có tác dụng chống lại sự thẩm tiết chất dịch vào u nang, lượng nước trong mỗi u nang của lô châm là 3,45ml, trong mỗi u nang của lô chứng là 3,59 ml, trong mỗi u nang của lô chứng là 7,03 ml. 

+ <<Viện nghiên cứu Trung y Thiểm Tây – Trung Quốc>> Trên động vật, tạo ra những ổ viêm gây sốt kéo dài, châm và huyệt Túc Tam-lý hàng ngày, thấy thời kỳ đầu lô châm hạ nhiệt độ rõ rệt so với lô chứng. Nhưng nếu châm liên đến thời kỳ cuối của quá trình sốt, châm không còn có tác dụng hạ nhiệt nữa.

+ “Thiên ‘Ngũ Tà’ ghi : “Tà khí ở Tỳ, Vị sẽ làm cho cơ nhục đau, Nếu Dương khí hữu dư Âm khí bất túc sẽ thành chứng ‘nhiệt trung’, mau đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư sẽ thành chứng ‘hàn trung’, ruột sôi, bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư; Nếu Âm Dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt, tất cả đều phải điều hòa bằng Túc Tam Lý (Vi.36)” (LKhu 20, 5).

+ Đầu nóng như lửa, bụng lạnh như băng. Tả Túc Tam Lý ?

+ “Thiên ‘Trướng Luận’ ghi: “ Vệ khí nhập chung với mạch gây ra chứng ‘phu trướng’, châm huyệt (Túc) Tam Lý để tả…” (LKhu 35, 19-20).

+ Thiên ‘Thích Ngược Luận’ ghi : “Bệnh ngược phát từ Vị, làm cho mau đói mà không ăn được,ăn vào thì đầy, bụng trướng, thích túc Dương minh (Giải Khê (Vi.41) + Túc Tam Lý (Vi.36), hoành mạch ở túc Thái âm cho ra huyết” (TVấn 36, 12).

+  “Thiên ‘Thích Yêu Thông’ ghi : “Mạch kinh Dương minh làm cho lưng đau không thể quay đi quay lại được … Nếu ngoảnh lại thì hoảng hốt như trông thấy gì lạ… Thích 3 nốt tại trước ống chân thuộc kinh túc Dương minh (Túc Tam Lý (Vi.36) , để cho trên dưới điều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho ra máu” (TVấn 41, 3).

+ “Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi : “Đầu gối đau, ống chân như muốn gãy, trị ở Dương minh trung du giao [Túc Tam Lý (Vi.36)] (TVấn 60, 27).

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tài liệu của L/Y Lê Quý Ngưu)

 Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ