Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Rất nhiều người uống trà sai cách, kết cục là mang bệnh

by BBT Yhctvn

Trà không chỉ là ẩm thực mà còn là văn hóa của nhiều dân tộc. Uống trà đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Nhưng rất nhiều người uống trà sai cách, kết cục là mang bệnh, vậy nên uống trà như thế nào cho đùng ?

Truyền thuyết kể rằng Thần Nông đã nếm thử tất cả các loại thảo mộc và gặp bảy mươi hai chất độc mỗi ngày, ông dùng trà để giải độc . “ Trà ” là một trong những đại diện của văn hóa Đông phương, thuở sơ khai chủ yếu dùng làm thuốc, sau thời Tây Hán chuyển sang dùng trà, uống trà có lợi cho cơ thể; nhưng nếu uống nhầm, trà sẽ làm tổn thương cơ thể.

1. Phân loại trà

Trước khi uống trà, trước tiên cần phải tìm hiểu các loại và tính chất của trà, ví dụ khi nhắc tới Phổ nhĩ trà sẽ có câu “Sinh trà hàn, thục trà nhiệt” nghĩa là trà sống thì tính hàn, trà nấu chín thì tính nhiệt”,

Vậy trà sống là gì? trà chín là gì?

Trà có thể được chia thành sáu loại, theo mức độ lên men: “Lục, hoàng, bạch, thanh, hồng, hắc”, trà cũng được chia thành trà thô, trà xanh và trà chín theo quá trình sao chế  và lên men.

Trà thô: là mao trà (sản phẩm sơ chế của trà tươi) rang nhẹ, có hàm lượng theophylline và caffeine cao, có tính lạnh. Trong đó Hồng trà, Lúc trà, và Thanh trà cũng được gọi là mao trà, được chia thành Mao hồng trà, Mao thanh trà, và Mao lục trà.

Trà xanh: là loại trà rang nhẹ, thuộc loại trà bán lên men, chẳng hạn như trà Ô long.

Trà nấu (Thục trà): là trà rang ở nhiệt độ cao, khi uống có cảm giác ấm, chẳng hạn như trà Thiết Quan Âm, thiên về tính  nóng.

Các loại trà phù hợp với những người có cơ địa cũng khác nhau.

uống trà đúng cách

2. Lợi ích của việc uống trà

Sách “Bản thảo cương mục” ghi: “Trà có vị đắng, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, chữa lở loét, thông tiểu tiện, trừ đờm, thanh nhiệt; làm hết khát, làm cho người bớt buồn ngủ, tinh thần sảng khoái, dễ chịu; hạ khí để tiêu hóa thức ăn.… Trà đắng thì tính hàn, là âm trong âm, vừa trầm, vừa giáng, là thứ giáng hảo tốt nhất. Hỏa gây trăm bệnh, hỏa mà giáng thì trên mát vậy. Nhưng hỏa có 5 thứ, như hư hóa, nếu người thanh niên trai tráng Tỳ vị khỏe, hỏa ở Tâm Phế Tỳ Vị rất thịnh, thích hợp dùng trà”

Có thể thấy, người xưa từ lâu đã phát hiện ra rằng uống trà có rất nhiều lợi ích như thanh nhiệt, hạhỏa, giải độc, làm hết khát, hóa đờm, thanh nhiệt, trừ thấp. đầy hơi và lợi tiểu.

Khoa học đã xác nhận rằng trà có chứa polyphenol trong trà (chứa catechin và các chất ngưng tụ bị oxy hóa của chúng), flavonol, polysaccharid dị chuỗi, vitamin C, caroten, saponin, kẽm, selen, mangan và các chất có lợi cho sức khỏe khác. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra Uống trà có tác dụng hạ huyết áp, chống ung thư, trong đó trà xanh có tác dụng chống ung thư rõ rệt nhất., ung thư tuyến tụy và ung bàng quang và các bệnh ung thư khác.

3. Trà có thích hợp cho tất cả mọi người?

Uống trà tuy có thể bồi bổ cơ thể nhưng không phải ai cũng hợp, uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Tác phẩm “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân ghi: “Người hư hàn huyết nhược, uống lâu ngày Tỳ Vị sinh ra sợ lạnh, nguyên khí âm thầm mà tổn hại, thổ không chế được thủy, tinh huyết sẽ bị thiếu hụt; thành hoàng sâu ( người gầy mà vàng), đàm ẩm, trướng mãn, tê bại, nôn mửa, tiết tả (tiêu chảy), đau bụng, sán hà, …. vô vàn các các loại tổn thương nội tạng khác nhau, đều  là tác hại của trà cả. “

Lý Thời Trân chia sẻ kinh nghiệm của bản thân rằng những người bị thiếu máu, tay chân lạnh không thích hợp uống trà, nếu uống trà lâu sẽ dễ gây tổn hại đến sinh lực và tiêu hóa, do đó dễ bị mệt mỏi, khó tiêu.  Vì vậy nên uống trà có chừng mực, đặc biệt tránh uống trà sống hoặc trà tính lạnh.

Nhiều người quen với việc uống một tách trà lớn mỗi ngày, “Bản thảo cương mục” nhắc rằng; uống trà nhiều, dễ gây hại cho hệ tiêu hóa, kém hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chất cafein trong trà có thể làm tim đập nhanh hơn, nếu bạn bị bệnh tim, cường giáp và chức năng thận kém thì không thích hợp uống trà đậm đặc để tránh tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

4. Dùng Trà lạnh hay trà nóng?

Hiện nay, để pha trà thuận tiện hơn, cũng có các loại trà pha lạnh để lựa chọn. Tuy nhiên, “Bản thảo cương mục” lại ghi: “Trà nên uống lúc nóng, lúc lạnh dễ hóa đờm. Nói dễ hiểu là uống trà lạnh có thể làm tổn thương tỳ vị, gây hàn đàm trong người; Hàn đàm tích tụ có thể làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt, vì vậy tốt nhất là nên uống trà nóng.

uống trà sai cách

5. Những điều cần lưu ý khi uống trà

1. Không uống trà khi bụng đói. Catechin và caffein có thể khiến dịch vị tiết ra bất thường, uống trà lúc đói dễ làm tổn thương dạ dày.

2. Không nên uống trà để qua đêm, như có câu: “Trà qua đêm độc hơn rắn cắn”. Trà chứa chất đạm, nếu để quá lâu dễ sinh vi trùng, không uống được.

3. Không dùng trà làm nước uống thuốc: Trà làm giảm dược tính, không được uống cùng lúc với các loại thuốc Đông y, thuốc bổ, thuốc ngủ và các chế phẩm từ sắt, tốt nhất nên uống trà 2 tiếng sau khi uống thuốc.

4. Không nên uống nhiều trà trong và gần bữa ăn, trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không nên uống trà với thịt.

5. Phụ nữ có thai, người bị thiếu máu, thiếu sắt không thích hợp uống trà quá nhiều; nếu không trà sẽ dễ kết hợp với sắt và đào thải ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu sắt, thiếu máu trầm trọng hơn.

6. Vì trà không được làm sạch nên cần chú ý đến các vấn đề ô nhiễm như thuốc trừ sâu và kim loại nặng, và nên chọn trà đã được kiểm tra nghiêm ngặt và xác nhận là không gây ô nhiễm.

7. Sau khi pha trà xong nên để trà nóng một lúc rồi mới uống, tránh để nhiệt độ trà quá cao làm tổn thương niêm mạc thực quản và thành dạ dày.

Nguồn: Watch China

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ