Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Trà kiện Tỳ trừ thấp

by BBT Yhctvn

Nếu như thấy da nhờn, phân dính, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi, thiếu năng lượng mà không do có các bệnh lý khác, rất có thể cơ thể đang có Thấp khí. Dưới đây là một số bài trà kiện Tỳ trừ thấp công hiệu.

1. Đông y nhìn nhập về Thấp

Đông y chia Thấp khí làm hai loại Nội thấp và Ngoại thấp. Nội thấp là Thấp phát sinh trong cơ thể do công năng của Tỳ Vị suy giảm không vận hoắc được thủy dịch. Ngoại Thấp là Thấp tà do bên ngoài gây ra, ví như những người làm việc trong môi trường ẩm thấp, hay tiếp xúc với nước, hoặc gặp khi quãng thời gian trời nhiều mây mưa, độ ẩm không khí cao. Môi trường như vậy cơ thể cực kỳ dễ tích tụ Thấp khí.

Nếu như thấy da nhờn, phân dính, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi, thiếu năng lượng mà không do có các bệnh lý khác, rất có thể cơ thể đang có Thấp khí.

Thấp còn có thể kết hợp với Phong, Hàn, Nhiệt, Thử….làm bệnh thêm phức tạp. Ngoại Thấp thì cần dùng thuốc phát tán, Nội thấp cần dùng thuốc kiện Tỳ. Dưới đây là một số bài trà có công hiệu kiện Tỳ trừ thấp.

2. Trà kiện Tỳ trừ thấp

1. Trà Lá sen

Trong Dược điển Trung y có ghi: “Lá sen có vị đắng, tính bình, thông kinh lạc Can, Tỳ, Phổi; có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt mùa hè, bồi bổ tỳ dương, làm mát huyết, cầm máu. Chức năng vận chuyển và chuyển hóa nước của Tỳ dương làm cho lượng nước dư thừa trong cơ thể bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu, như vậy mới đạt được tác dụng tiêu trừ Thấp khí trong cơ thể.

Vì vậy, uống trà lá sen để bồi bổ sức khỏe có thể tăng cường  Tỳ Vị và ngăn ngừa sự tích tụ của Thấp.

2. Trà Ô long

Giá trị dinh dưỡng của trà ô long rất cao, rất giàu polyphenol trong trà, các nguyên tố vi lượng, vitamin và axit amin.

Nó cũng có thể tạo ra chất lỏng trong cơ thể và lợi tiểu, giải độc và ngăn ngừa bệnh tật. Những người bị Thấp nặng trong cơ thể có thể uống nó thường xuyên, giúp loại bỏ độ ẩm. Hơn nữa, trà ô long có chứa tannin, có thể thúc đẩy chuyển hóa chất béo, giảm cholesterol, đốt cháy chất béo và giảm cân.

 

Trà trừ thấp

 

3. Trà Lá tre

Lá tre, là trúc tên khác là Trúc diệp. Trong “Bản thảo chính” có ghi lại rằng trà lá tre có thể lợi tiểu và thông đại tiện, giải nhiệt mùa hè và giải độc, có tác dụng tốt trong việc loại bỏ Thấp khí; có thể thúc đẩy bài tiết chất lỏng tích tụ trong cơ thể bằng nước tiểu và phân ẩm, người bị thấp  nhiều có thể uống phù hợp.

Lưu ý: Tuy nhiên các trường hợp người Tỳ vị hư hàn, hay đi nhoài phân lỏng, ăn đồ lạnh là đau bụng thì không nên dùng; bởi tính của Lá tre là hàn lương.

4. Trà xanh

Trà xanh là một trong những loại trà chính luôn được nhiều người yêu thích. Nhiều dược điển của Trung y đã ghi chép rằng trà xanh có thể làm sảng khoái tinh thần; lợi tiểu; giảm mệt mỏi; khứ hỏa và khứ ẩm; là thức uống chăm sóc sức khỏe rất tốt.

Trà xanh rất giàu polyphenol trong trà giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, chất cafein trong trà xanh còn có thể kích thích thận, thúc đẩy quá trình sản xuất và bài tiết nước tiểu, loại bỏ độ ẩm ra khỏi cơ thể.

Lưu ý quan trọng

Trên đây chỉ là số phương trà kiện Tỳ trừ thấp đơn giản. Tuy nhiên bệnh về thấp trên lâm sàng rất phức tạp, vì vậy  hãy cân nhắc trước khi dùng; xem chúng  có phù hợp với thể trạng của bạn hay không.

Tốt nhất hãy bắt đầu với liều trà nhỏ, nếu thấy ổn thì tăng dần. Hãy lắng nghe cơ thể bạn.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm