Vị trí huyệt Khuyết bồn – Huyệt ở chỗ lõm (khuyết) ở xương đòn, có hình dạng giống cái chậu (bồn), vì vậy gọi là Khuyết Bồn.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt ở chỗ lõm (khuyết) ở xương đòn, có hình dạng giống cái chậu (bồn), vì vậy gọi là Khuyết Bồn.
Tên Khác : Thiên Cái, Xích Cái.
Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 12 của kinh Vị.
+ Nơi các kinh Cân Dương giao hội để đi qua cổ, lên đầu.
2. Vị trí huyệt Khuyết bồn
Xưa: chỗ hõm xương đòn gánh trên vai.
Nay: Ở chỗ lõm sát bờ trên xương đòn, ngay đầu ngực thẳng lên, dưới huyệt là hố trên đòn. Lấy ở chỗ lõm sát bờ trên xương đòn, thẳng núm vú lên, trong khe giữa cơ ức đòn chũm và cơ thang.
Cách Lấy huyệt:
C1: Đường từ Thiên Đột đến Vân Môn chia làm 3 phần huyệt ở chỗ giao 1/3 ngoài, 2/3 trong.
C2: Thẳng đầu vú đo lên đến xương đòn.
Giải Phẫu : Dưới da là hố trên đòn, có các cơ bậc thang và cơ vai – móng.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh trước của dây thần kinh cổ số 3, 4, 5 và nhánh của dây thần kinh sọ não số XII.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị : Trị thần kinh liên sườn đau, họng đau, suyễn.
Phối Huyệt :
- Phối Bối Du [Phong Môn – Bq.12] + Đại Trữ (Bq.11) + Ưng Du [Trung Phủ – P.1] để tả nhiệt ở ngực (Thủy Nhiệt Huyệt Luận – TVấn.61)
- Phối Vân Môn (P.2) trị vai đau không đưa lên được (GiápẤt Kinh).
- Phối Chiên Trung (Nh.17) + Cự Khuyết (Nh.14) trị ho (Thiên Kim Phương)(+ Phế Du).
- Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Tâm Du (Bq.15) trị ho đờm có máu (Thiên Kim Phương).
- Phối Liệt Khuyết (P.7) + Ngư Tế (P.10) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị ho (Tư Sinh Kinh).
- Phối Du Phủ (Th.27) + Đản Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Phù Đột (Đtr.18) + Thập Tuyên + Thiên Đột Nh.22) + Thiên Song (Ttr.16) + Trung Phủ (P.1) trị ngũ anh (Châm Cứu Đại Toàn)
- Phối Đản Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phế Du (Bq.13) + Phong Môn (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Đại Trử(Bq.11) + Phong Phủ (Đc.16) + Trung Phủ (P.1) để tả nhiệt ở trong ngực (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Thiếu Hải (Tm.3) + Thực Đậu (Ty.17) + Thương Dương (Đtr.1) trị màng ngực có nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú : ( Tránh mạch máu, châm sâu quá làm người bệnh thở dồn (Giáp Ất Kinh).
Có thai không châm (Loại Kinh Đồ Dực).
Xem thêm: