Vị trí huyệt Nhĩ môn – Ở ngay phía trước rãnh trên bình tai, đầu trên chân bình tai, nơi cơ tai trước
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt ở vị trí ngay trước được coi như cửa là môn của tai (nhĩ) vì vậy gọi là Nhĩ Môn.
Tên Khác : Nhĩ Tiền, Tiểu Nhĩ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 21 của kinh Tam Tiêu.
2. Vị trí huyệt Nhĩ môn
Xưa: Trước vành tai, nơi hõm ở chỗ khuyết loa tai
Nay: Ở ngay phía trước rãnh trên bình tai, đầu trên chân bình tai, nơi cơ tai trước.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trước, xương thái dương. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Khai nhĩ khiếu, sơ tà nhiệt, thông khí cơ.
Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm.
Phối Huyệt:
- Phối Ty Trúc Không (Ttu.23) trị răng đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Ế Phong (Ttu.17) + Não Không (Đ.19) trị tai ù, điếc (Tư Sinh Kinh).
- Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tai giữa viêm (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối (Địa) Ngũ Hội (Đ.42) [châm trước] sau châm Nhĩ Môn rồi Túc Tam Lý (Vi.36) trị lưng đau, tai ù (Thiên Tinh Bí Quyết).
- Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) trị tai ù, điếc, tai có mủ (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Túc Ích Thông + Y Lung trị câm điếc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Chiên Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Thính Hội (Đ.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai ù do khí hư (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, khi châm, há miệng ra hướng mũi kim xuống. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút. Trong tai có mủ thì không cứu
Tham Khảo : Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Tai kêu, Thủ huyệt ở động mạch trước tai [huyệt Nhĩ Môn]” (LKhu.24, 24).
Xem thêm: