Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Tổng hợp bệnh án chữa viêm loét dạ dày

by BBT Yhctvn

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng lâu ngày, tạo thành các vết loét gây ở dạ dày. Dưới đây tổng hợp các bệnh án chữa viêm loét dạ dày – hành tá tràng theo Đông y

Loét bờ cong nhỏ dạ dày

Biện chứng đông y: Khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, túc ứ trở lạc.

Cách trị: Tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống. 

Đơn thuốc: Phức phương tả kim hoàn (thang).

Công thức: 

Xuyên liên 3g Ngô thù du 1.5g
Bán hạ 10g Xích thượng 10g
Bạch thược 10g Chế xuyên quân (Đại hoàng) 6g
Mộc hương 10g Đoạn ngoãn lăng 30g
Thất tiếu tán 12g (bao)

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng:

Hoa XX, nam, 42 tuổi, công nhân. Tới khám ngày 17-1201974. Đã hơn 10 năm nay bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng dạ dày, đã chụp baryt dạ dày ở một bệnh viện, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ dạ dày. Đã 2 lần bị xuất huyết ồ ạt, 10 ngày trước đây lại nôn máu, sau khi điều trị, đã ngừng xuất huyết, nhưng vẫn đau âm ỉ vùng dạ dày, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. Nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bản gốc dày sắc đen, chất lưỡi bậu xanh tím, mạch huyền tế. Chứng này là can vị đồng bệnh, thấp nhiệt hiệp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau, không những khí cơ uất trệ, thấp nhiệt hun đốt, mà còn có biểu hiện tức ứ trở lạc. Cần trị bằng phép tân khai khổ tiết, hóa ứ chỉ thống. Dùng “Phức phương tả kim hoàn (thang)”. Uống 3 thang các chứng đau dạ dày, ợ chua miệng khát đã giảm, cũng hết hôi mồm. Sau hai ngày ngủ tốt. Đã gần hết rêu dày, đen bẩn; mạch huyền tế. Dùng bài thuốc trên cho thêm Phật thủ 10g, Trần bì 10g, cho uống tiếp 4 thang. Uống hết thuốc, rêu đen bẩn đã sạch, các chứng đều gần hết, mạch như cũ. Lại cho dùng tiếp 3 thang “Phức phương tả kim hoàn (thang)” để củng cố kết quả điều trị.

Loét dạ dày và hành tá tràng

Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ. 

Cách trị: Hoạt huyết ứ, chế toan chỉ thống. 

Đơn thuốc: Hội thương tán.

Công thức: 

Ô tặc cốt 60g Bối mẫu 30g
Bạch cập 60g Sinh cam thảo 30g
Nguyên hồ 30g Đản hoàng phấn 100g

Các vị đều đem tán mịn, khi uống đem trộn với lượng tương đương đường trắng, lúc đầu uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g; tùy theo triệu chứng bệnh giảm đi mà chuyển thành mỗi ngày 2 lần hoặc 1 lần, mỗi lần vẫn uống 3g; uống lúc đói, trước bữa ăn. Nếu bệnh đã lâu, bị khoảng vài năm trở lên, có thể cho thêm Tử hà sa (bột) 30g; nếu đã vài lần ra máu hoặc gần đây có đi ngoài ra máu, thì có thể thêm Tam thất (bột) 30g; nếu dịch vị nhiều axit, cho thêm Hoàng liên 24g, Ngô thù du 15g hoặc hydroxit nhôm 60g. 

Hiệu quả lâm sàng: Đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, phần lớn những trường hợp uống 1 đợt có thể có tác dụng ổn định bệnh từ 3 đến 6 tháng, uống 2 đợt thì có tác dụng từ 8 tháng đến 1 năm, uống 3 đợt thì phần lớn khỏi hắn.

Bàn luận: “Hội thương tán” là bài thuốc phát triển từ nguyên phương Ô bôi tán, dựa trên cơ sở hơn 10 năm theo dõi trên lâm sàng thấy kết quả rất tốt, cũng đã trao đổi với khá nhiều thầy thuốc, đem dùng trên lâm sàng, được khá nhiều bệnh nhân hoan nghênh, tin dùng.

Loét hành tá tràng 1

Biện chứng đông y: Tỳ vị hư hàn.

Cách trị: Ôn bổ tỳ thổ.

Đơn thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang. 

Công thức: 

Hoàng kỳ 15-30g Bạch thược 9-18g
Quế chi 6-9g Chích cam thảo 6-9g
Sinh khương 9g Đại táo 5-7 quả
Di đường (mạch nha) 30g

Đem 6 vị đầu sắc lấy nước, sau đó cho mạch nha vào trộn đều, uống nóng. Mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói. Trong quá trình uống thuốc, kiêng ăn các thứ sống, lạnh, tránh quá lo nghĩ hoặc tức giận. Mỗi đợt uống thuốc là 3-4 tuần lễ.

Hiệu quả lâm sàng: Có 119 bệnh nhân loét hành tá tràng sau một đợt điều trị, các chứng lâm sàng đều được giải quyết cơ bản hoặc giảm đi rõ rệt. Trong đó có 58 trường hợp soi dạ dày hoặc chụp X quang barit để kiểm tra lại, có 44 ca khỏi hắn, 10 ca chuyển biến tốt, 4 ca không có chuyển biến.

Bàn luận: “Hoàng kỳ kiến trung thang” là bài thuốc vận dụng “Tiểu kiến trung thang” của danh y Trương Trọng Cảnh. Nghĩa là Quế chi thang, thêm Thược dược, Mạch nha lại thêm Hoàng kì. Đối với bệnh nhân hư lao lý cấp, hư tổn bất túc, bài thuốc này có kết quả khá tốt, còn với viêm loét hành tá tràng, đại đa số là thuộc chứng trung tiêu hư hàn, nhiều năm sử dụng bài thuốc này chứng minh rằng nó có kết quả rất tốt.

Loét hành tá tràng 2

Biện chứng đông y: Tỳ dương suy tổn, vệ khí không vững. 

Cách trị: Phù tì ích khí, hòa dinh cố vệ. 

Đơn thuốc: Hộ vệ ích khí thang. 

Công thức: 

Sinh hoàng kỳ 12g Tây đảng sâm 10g
Bạch truật (sao) 9g Đương quy thân 9g
Bạch thược 9g Quế chi 6g
Trần bì 5g Chích cam thảo 5g
Sinh khương 3 lát Đại táo 3 quả

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Bàn luận: “Hộ vệ ích khí thang” là Bổ trung ích khí thang bỏ bớt Thăng ma, Sài hồ, thêm Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo. Đây cũng là bài thuốc xây dựng từ sự kết hợp Quế chi thang và Bổ trung ích khí thang mà thành.

Loét hành tá tràng 3

Biện chứng đông y: Can vị uất nhiệt. 

Cách trị: Tả nhiệt hòa vị. 

Đơn thuốc: Gia vị cam thảo thược dược thang.

Công thức: Bạch thược 30g, Cam thảo 15g, Địa du 30g, Hoàng liên 6g.

Sắc uống (không sắc lâu), mỗi ngày 1 thang.

Bàn luận: Trong quá trình ứng dụng lâm sàng, chúng tôi thấy dùng “Gia vị cam thảo thược dược thang”, nếu căn cứ vào biện chứng mà gia giảm thích đáng, thì cũng có kết quả khá tốt trong điều trị viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng

Biện chứng đông y: Cam khí phạm vị. 

Cách trị: Sơ can lý khí, hòa vị tiêu thực.

Đơn thuốc: Gia vị tam hương thang.  

Công thức: 

Hương phụ 25g Mộc hương 5g
Hoắc hương 15g Trần bì 15g
Phật thủ 15g Tam tiên 45g
Lai phụ tử 40-50g Bình lang phiến 10g
Cam thảo 10g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với người tỳ hư thấp vượng, thêm Bạch truật, Phục linh; với người tỳ khí hư, thêm Đảng sâm; với người trung tiêu hư hàn, thêm Sa nhân, Thảo đậu khấu; với người huyết ứ ở vị, thêm Bồ hoàng, Linh chi, với người ăn tạp, lưỡi chua, thì thêm Ngõa lăng tử, người vị nhiệt, thêm Sinh thạch cao, Hoàng cầm; người ăn uống vẫn bình thường, thì bỏ Tam tiên, Lai phục tử; người vô tâm hạ bì (tắc ở bụng trên) thì bỏ Binh lang phiến; người vị âm hư thì giảm các vị lý khí một cách thích đáng, thêm Thiên hoa phấn, Thốn đông.

Hiệu quả lâm sàng: “Gia vị tam hương thang” đã được dùng nhiều năm trên lâm sàng, nếu kết hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm thích đáng, đều có thể thu được kết quả tốt, nói chung uống 1-2 thang đã thấy rõ hiệu quả, uống tiếp vài thang nữa là có thể khỏi hẳn.

Bàn luận: “Gia vị tam hương thang” là bài thuốc chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể hoạt huyết, hoạt huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy có vị lý khí với liều lượng lớn, nhưng thực tiễn lâm sàng đã chứng minh thuốc không dẫn tới hao khí, nói chung sử dụng không có hại gì. Nguyên nhân gây bụng chướng đau phần lớn là do khí trệ. Hơn nữa trong bài thuốc, các vị lý khí phần nhiều là các vị bình hoà, không gây ra thương tổn lớn đối với chính khí. Đương nhiên, bài này không phải là bài thuốc bổ ích, cho nên đúng bệnh rồi thì ngừng dùng, không được dùng lâu dài.

Nguồn: Thiên gia diệu phương

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ