Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bệnh án chữa viêm dạ dày mạn

by BBT Yhctvn

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Làm thay đổi lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần các số tế bào bảo vệ dạ dày. Dưới đây là 2 bệnh án chữa viêm dạ dày mạn theo Đông y

Viêm dạ dày mạn

Biện chứng đông y: Tỳ vị hư hàn. 

Cách trị: Ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống. 

Đơn thuốc: Ôn vị chỉ thống thang.

Công thức: 

Quế chỉ 5gBạch thược 9g
Ngô thù 6gĐinh hương 3g
Vân linh 9gSa nhân 5g
Bào khương 5gĐương quy 9g
Nguyên hồ 9gBạch truật 12g
Hồng táo 3 quả 

Sắc uống, mỗi ngày một thang.

Hiệu quả lâm sàng:

Viêm dạ dày mạn là tên bệnh do y học hiện đại gọi, nó thuộc phạm trù “vị thống” của đông y. Theo biện chứng đông y, vị thống có thể chia làm thể tỳ vị hư hàn, thể can khí uất kết, thể khí trệ huyết ứ, thể thực trệ… “Ôn vị chỉ thống thang” chủ trị thể tỳ vị hư hàn, tỳ vị hư hàn tức là trung dương không chuyển vận cảm thụ hàn tà, hàn ngưng khí trệ mà thành đau. Do đó dùng “Ôn vị chỉ thống thang” để ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, thì cái khí dương sẽ được khôi phục, các chứng tự trừ tiết vậy.

Viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày

Biện chứng đông y: Tỳ hư huyết ứ.

Cách trị: ích khí kiện tỳ, hóa ứ hành trệ. 

Đơn thuốc: Sâm linh tán.

Công thức: Đảng sâm 40g, Ngũ linh chi 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng:

Hà XX, 43 tuổi, công nhân, sơ chân ngày 3-51978. Bệnh nhân mắc bệnh từ 10 năm trước, có lúc đau bụng trên, thường đau sau khi ăn uống, mỗi năm trung bình lên cơn 1-2 lần, mỗi lần kéo dài 10-20 ngày. Sau tháng 12/1977 dạ dày đau chướng mỗi ngày nặng, thường ợ hơi, đã dùng nhiều thuốc tây giảm đau chống co thắt nhưng không giảm. Tháng 1/1978 vào bệnh viện điều trị. Soi dạ dày thấy: niêm mạc ở đường cong lớn và đường cong nhỏ trắng đỏ xen kẽ, chủ yếu là trắng, miệng đường cong nhỏ niêm mạc hang vị có điểm xuất huyết, xung huyết, nhu động tăng, khi nhu động niêm mạc có hiện tượng lật ra, chẩn đoán là viêm teo dạ dày mạn có sa niêm mạc dạ dày. Phân tích dịch vị và chụp X quang với bari sunfat đều phù hợp với chẩn đoán trên. Hai tháng nằm bệnh viện đã trị bằng đông, tây y vẫn không giảm được đau, phải xuất viện, tìm chỗ chữa. Khám thấy vị quản đau chướng, ăn xong thì càng đau chướng kịch liệt, sợ ấn, không muốn ăn uống, tay chân bải hoải. Đó là tỳ khí bất túc, vị trệ huyết ứ. Nên trị bằng phép kiện tỳ ích hí, hóa ứ thông trệ. Dùng bài “Sâm linh tán”. Uống được 5 tháng, vị quản hơn giảm đau. Thấy thuốc công hiệu bèn tiếp tục uống 18 tháng nữa, vị quản cơ bản hết đau, miệng hết khô, thang nữa thì hoàn toàn hết đau vị quản, mỗi bữa ăn được trên dưới 200g cơm, không còn cảm giác khó chịu gì khác. Sau đó căn dặn chú ý việc ăn uống, tránh các thức ăn rang nướng, dùng xen “Sâm linh tán” cho đến tháng 8 năm 1978 kiểm tra lại: soi dạ dày thấy niêm mạc hết các biến đổi bệnh lý, phân tích dịch vị thấy acid bình thường, X quang có bari sunfat dạ dày và tá tràng đều không thấy gì khác thường. Sau khi khỏi bệnh gần 2 năm, hỏi lại chưa thấy tái phát.

Bàn luận: Người xưa từng nói: Nhân sâm rất sợ Ngũ linh chi, đem hai vị thuốc này mà phối ngũ là tương uý. Đảng sâm có tác dụng giống Nhân sâm, mà trên thực tiễn lâm sàng đã thấy, Đảng sâm và Ngũ linh chi dùng chung, chữa nhiều ca viêm dạ dày, loét dạ dày ở thể tỳ hư huyết ứ, đều có tác dụng rất tốt, cần nghiên cứu thêm.

Nguồn: Thiên gia diệu phương

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ