Vị trí huyệt Chi câu – Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại Quan 1 thốn.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt ở vị trí có hình dạng giống như lạch nước (câu) tách ra (chi), vì vậy gọi là Chi Câu.
Tên Khác : Phi Hổ, Chi Cấu
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả.
2. Vị trí huyệt Chi câu
Xưa: Sau cổ tay 3 th, chỗ hõm giữa 2 xương
Nay: Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại Quan 1 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng : Thanh Tâm hoả, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết.
Chủ Trị : Trị chi trên liệt, vai lưng đau, thần kinh gian sườn đau, họng đau, sốt cao, táo bón.
Phối Huyệt :
- Phối Chương Môn (C.13) + Uyên Dịch (Đ.22) trị mã đao (Giáp Ất Kinh).
- Phối Quan Xung (Ttu.1) trị vai, tay đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Chương Môn (C.13) trị mũi đau, hạch lao ở cổ (Thiên Kim Phương).
- Phối Khúc Tân (Đ.7) + Linh Đạo (Tm.4) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Song (Ttr.16) trị mất tiếng đột ngột (Thiên Kim Phương).
- Phối Nhiên Cốc (Tanh.2) + Thái Khê (Th.3) trị vùng tim đau như kim đâm (Thiên Kim Phương).
- Phối cứu Chương Môn (C.13) + Dương Phụ (Đ.38) + Túc Lâm Khấp (Đ.41), mỗi huyệt 100 tráng, trị loa lịch, lao hạch ( Tư Sinh Kinh).
- Phối Ngoại Quan (Ttu.5) + Chương Môn (C.13) trị hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Chương Môn (C.13) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Ủy Trung (Bq.40) trị hông đau do thương hàn (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) + Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.4) trị đại tiện không thông (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị các chứng thổ huyết ( Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) trị phế ung, ho (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) trị táo bón (Ngọc Long Ca).
- Phối Đại Lăng (Tb.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị bụng đau do bí kết ( Ngọc Long Ca).
- Chi Câu ( Ttu.6) [đau bên trái châm bên phải và ngược lại] + Ủy Trung (Bq.40) [xuất huyết] trị ngực và hông đau (Ngọc Long Ca),
- Phối Chiếu Hải (Th.6) + Nội Quan (Tb.6) trị đại tiện bón, thoát giang (Châm Cứu Tập Thành).
- Tả Chi Câu (Ttu.5) xuyên đến Gian Sử (Tb.5) trị hông sườn đau (Y Học Cương Mục).
- Bổ Chi Câu (Ttu.5) + tả Túc Tam Lý (Vi.36) trị đại tiện bí ( Y Học Nhập Môn).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Dương Cốc (Ttr.4) + Thân Mạch (Bq.62) + Uyển Cốt (Ttr.5) trị hông sườn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị thương hàn gây đau lưng (Châm Cứu Toàn Thư).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Thập Tuyên + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chứng thử quyết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Phối Đại Hoành (Ty.15) xuyên Thiên Xu (Vi.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị táo bón (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị sữa ít (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị hông sườn đau, cơn đau sỏi mật (Châm Cứu Học Việt Nam).
- Phối Thượng Cự Hư trị thói quen táo bón
- Phối Âm Lăng Tuyền, Khích Môn trị đau tk liên sườn
- Phối Bách Hội trị thần chí hoảng hốt
- Phối Tứ Độc, Giải Khê trị viêm thận
Châm Cứu : Châm thẳng 0,8 – 1,2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo :
“Huyệt Chi Câu có tác dụng tiết nhiệt ở Tam Tiêu cho nên dùng trị Tam Tiêu tướng hỏa qua thịnh gây ra táo bón. Thường dùng phối hợp với huyệt Chiếu Hải để tả hỏa, bổ hư, tăng dịch” ( Trung Y Cương Mục).
“ Ngày xưa, đào đất gọi là cấu. Vì nhánh mạch của nó thẳng với huyệt Gian Sử (Tb.5) của kinh thủ Quyết Âm Tâm Bào, đường vận hành mạch khí của nó giống như nước rót vào trong rãnh (câu), vì vậy, gọi là Chi Cấu” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải).
Xem thêm: