Vị trí huyệt Nội quan – Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị…lại nằm ở khe mạch ở tay, huyệt ở nơi của ải quan trọng, nơi kinh khí ra vào, vì vậy gọi là Nội Quan
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị…lại nằm ở khe mạch ở tay, huyệt ở nơi của ải quan trọng, nơi kinh khí ra vào, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào.
+ Huyệt Lạc.
+ Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch.
+ Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực.
2. Vị trí huyệt Nội quan
Xưa: Sau bàn tay, từ cổ tay đo lên 2 th, giữa hai đường gân
Nay: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái,
gân cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ sấp vuông, màng gian cốt quay và trụ. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa, các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào.
Chủ trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria.
Phối Huyệt:
- Phối Âm Khích (Tm.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) trị Tâm hư yếu, hồi hộp, lo sợ (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Chiếu Hải, Công Tôn trước, sau chân Nội Quan trị thương hàn ở kinh thái âm đã 4 ngày
- Phối Cách Du (Bq.17) trị ngực đầy tức (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Trung Quản (Nh.12) + (Túc) Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau, thổ tả (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Lăng (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thập Tuyên + Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Khúc Trạch (Tb.3) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngư Tế (P.10) + Phế Du (Bq.13) + Thần Môn (Tm.7) trị phong độc ẩn chẩn [mề đay] (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Môn (Tm.7) trị Tâm hư, kinh sợ, tâm thần không yên (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Âm Khích (Tm.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) trị các chứng hư của tim, tim hồi hộp, hay sợ (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị tiêu ra máu không cầm, tạng độc (Châm Cứu Đại Toàn).
- Phối Công Tôn (Ty.4) trị đầy tức tim ngực (Tịch Hoằng Phú).
- Phối Kiến Lý (Nh.11) trị bồn chồn trong ngực (Tịch Hoằng Phú).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) trị bụng đau do kết tụ (Ngọc Long Kinh).
- Phối Ngư Tế (P.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ăn không xuống (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Cao Hoang (Bq.43) + Dịch Môn (Ttu.2) + Giải Khê (Vi.41) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau, sốt rét
- Phối Công Tôn, Trung Quản trị dạ dầy đau
- Phối Thiên Đột, Thượng Quản trị nấc cụt do cơ hoành co cứng/ +Chương Môn, Chiên Trung
- Phối Gian Sử (Tb.5) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị thấp
- Phối Gian Sử (Tb.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tim quặn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Tố Liêu (Đc.25) trị huyết áp thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hôn mê do trúng độc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Nội Đình (Vi.44) + Tam Âm Giao (Ty.6) +Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ợ hơi (Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Phối Phong Trì (Đ.20) trị nôn mửa, hoa mắt chóng mặt
- Phối Cách Du (Bq.17) + Cự Khuyết (14) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị nấc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
- Phối Tam Âm Giao, Chiên Trung trị tim đau nhói
Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 – 0,8 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
+ Trị bệnh đau ở phần trên, mũi kim hướng lên.
+ Trị các ngón tay tê dại, mũi kim hơi hướng xuống 1 bên tay quay.
+ Trị thần kinh suy nhược + mất ngủ, có thể châm xiên qua Ngoại Quan.
Tham Khảo :
( Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “ Biệt của thủ Tâm chủ gọi là Nội Quan… Bệnh thực sẽ làm cho Tâm thống, bệnh hư sẽ làm cho đầu, gáy bị cứng, nên thủ huyệt ở giữa 2 đường gân” (LKhu 10, 39,40).
Xem thêm: