Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

[Trà Đông Y] Trà hoa hòe – Hạ áp bền thành mạch

by BBT Yhctvn

TRÀ ĐÔNG Y SỐ 2: TRÀ HOA HÒE – HẠ ÁP BỀN THÀNH MẠCH

Ở nước ta, hòe được trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng và Nghệ An, gần đây cũng trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trà hoa hòe có tác dụng rất tốt trong việc làm bền thành mạch và hạ huyết áp.

1. Thành phần hóa học 

Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Ru- tin là một glucozit. Ngoài ra còn có bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C.

Rutin là một loại vitamin p, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Chữ p là chữ đầu của chữ perméabilité có nghĩa là thấm. Ngoài rutin có tính chất vitamin p ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam) v.v…

Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đáy người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin c mà có, gần đây mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin p.

2. Tác dụng hoa hòe theo y học hiện đại

_Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.

_Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.

_Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: chích tĩnh mạch chó được gây mê dịch Hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo. Glucozit vỏ Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm giãn động mạch vành.

_Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.

_Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.

_Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt só ổ lóet của bao tử do thắt môn vị của chuột.

_Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử. Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm: đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 và 2 cũng có tác dụng.

_Tác dụng chống tiêu chảy: nước Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.

3. Tác dụng hoa hòe theo y học cổ truyền

Hòa hòe vị đắng, hơi hàn. Qui kinh Can, Đại trường.

Tác dụng: Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.

Chủ trị: các chứng tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.

Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lỵ, băng lậu, niệu huyết:

Trị huyết áp cao:

Giúp dễ ngủ, lợi tiểu

Trị bệnh trĩ chảy máu.

Trị vảy nến:

Trị mụn nhọt mùa hè:

Trị chứng can nhiệt: mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt…

4. Cách pha trà

Hoa hoè 30-50g hoặc giảm lượng nếu mới đầu bạn uống chưa quen, hãm với nước sôi, có thể để lạnh uống giải khát, sử dụng bất cứ lúc nào. Nhưng tốt nhất là uống trà lúc nóng vừa điều trị bệnh và nâng cao thể trạng, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Phải pha 3 – 4 lần nước sôi mới tận dụng được hết hương vị trà.

Bạn có thể trần trà hoặc bỏ qua công đoạn này cũng được.

Lưu ý

Trường hợp trị cao huyết áp nên dùng Hoa hòe sống hoặc sao vàng. Trường hợp cầm máu nên dùng sao cháy.

Thận trọng đối với bệnh nhân hư hàn và phụ nữ có thai.

Tác dụng của Hòe giác( quả hòe) cũng như Hoa hòe nhưng tác dụng cầm máu kém hơn và tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, có tác dụng nhuận tràng. Tính dược của Hoè giác âm hàn, trầm giáng dùng trị trĩ ra máu, tiểu ra máu.

Kiêng kỵ

Người huyết áp thấp

Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát… thì không nên dùng, nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm