Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Lời dạy sâu sắc về tiết dục và ăn uống

by BBT Yhctvn

Lời dạy sâu sắc về tiết dục và ăn uống

1. Lời dạy về tiết dục

Lã Thuận Dung có câu thơ:

Nhị bát giai nhân thể tự tô 

Yêu gian phụ kiếm trăm ngu phu 

Phân minh bất kiến vị nhân hại 

Âm địa giao tha cốt tủy khô

Tạm dịch:

Hai tám xuân xanh ả gái màu 

Khác gì gươm sắc hại gần nhau

 Bề ngoài nào thấy chi nguy hiểm

Tủy kiệt xương khô ai biết đâu 

Người xưa nói: Người ta có 3 cái quy là tinh khí thần: Nếu giữ được thần, vững được khí, vẹn được tình, thì mọi tật không sinh ra được. Sau khi giao hợp, nên nằm ngửa, duỗi thẳng chân, buông thẳng tay, đầu cong lên, cố sức nín thở, lắc thân mình 3-5 lượt. Như thế là cách làm cho thân thủy hoàn lại chỗ. Nếu thấy mặt nóng bừng là tinh khi đã lên chỗ Đan điền trên (Nê hoàn) thì lập tức dùng 2 tay xoa vuốt lên da mặt, như thế là lõi tính khô, để cho nhiệt khi đi qua. Kế tiếp, mím môi, nín thở, đá lưỡi vào vòm mồi (hoa trì) cho tiết ra nước miếng rồi nuốt xuống Đan điền (dưới rốn 3 thốn) để cho tinh khí chu lưu; Đó là một cách (Bổ tinh hoàn tủy).

Đông Châu tiên sinh nói: “Dầu hết thì đèn tắt, thông dầu thì đèn sáng. Tủy kiệt thì người yếu, tủy đầy thì người mạnh”.

Những trường hợp kiêng giao hợp:

Trong những khi trời đất chấn động, mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét (…), hoặc khi nằm giữa trời, trong đền miếu, trước tượng vị thánh hiền, trước bếp sau giếng – trong lúc tinh thần hay sức khỏe mỗi nệt hoặc tức giận sợ hãi, … trong khi yếu đau, đi đường di chuyển, say rượu, ăn no, bệnh vừa mới khỏi, hoặc khi phụ nữ đang hành kinh, – những bôi thức khuya hay sáng sớm sẽ phải đi xa, lúc vừa mới đi xa về đương nhiệt, đau; nhất thiết phải kiêng, chớ nên giao cấu, giữ gìn được thì tốt.

lời dạy về tiết dục và ăn uống

Lời dạy về tiết dục và ăn uống

 

2. Lời dạy về ăn uống

Doãn Chân Nhân nói: Người ta có 3 thứ dục: ham ăn, ham ngủ và sắc đục. Trong ba thứ này, ăn uống là căn bản. Người biết dưỡng sinh, thì uống trước khi khát, nhưng không uống quá nhiều. Nên ăn ít mà ăn nhiều lần, không nên ham ăn nhiều mà khó chịu. Thường nên để trong cái nọ có một chút đói, chớ không nên để trong cái đói có một chút no. Ăn uống nên dùng thức ấm (vì tỳ vị ưa ấm, đừng để cho lạnh hay nóng phạm vào). Nên ăn cơm nhiều hơn thịt, không nên ăn thịt nhiều hơn cơm, Thà để đêm đôi còn hơn ăn no sinh thương tổn, sáng bụng đói chớ uống chè đặc; nên dè uống rượu sau bữa ăn. Đói quá chớ nên ăn thật no, khát lắm chớ uống nhiều quá. Sau cơn giận không nên ăn ngay, sau bữa ăn chớ nên nổi giận. Rất nên cẩn thận để cho chân khi điều hòa.

Xưa có câu: Ăn nhiều thường sinh 5 trở ngại: nuột là đại tiện luôn, hai là tiểu tiện luôn, ba là ngăn trở giấc ngủ, bốn là không tu luyện được, nản là khó tiêu hóa. Cần nên răn ngừa để nuôi dưỡng trong khi được điều hòa.

Ứng Cử nói rằng: Xưa có vị đạo nhân, khi đi đường thấy 3 cụ già đều ngoài trăm tuổi đang làm cỏ lúa với nhau. Vị đạo nhân đến hỏi 3 cụ: Tại sao các cụ được thọ như vậy? thì cụ thứ nhất nói: vợ tôi ở nhà xấu xí lãn; cụ thứ hai nói: tôi liệu chừng theo bụng tôi mà vừa ăn thôi: cụ thứ ba nói: tôi không bao giờ trình đầu lúc ngủ. Lời nói của ba cụ già trọng yếu thay! Nhờ đó mà được trường thọ.

Thiên dưỡng sinh đại yếu có câu rằng: người khéo dưỡng sinh bồi dưỡng ở trong, người không khéo dưỡng sinh thì bồi dưỡng ở ngoài, ở ngoài tham tình dục khoái lạc, chuộng ngoài thì thương tổn ở trong. Còn như bồi dưỡng ở trong thì làm ngũ tạng yên hòa, tam tiêu không rối loạn, ăn uống vừa phải, không can thiệp đến việc lôi thôi, thì có thể sống lâu.

Nguồn: Y tông tâm lĩnh

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ