Người ta thường nói thuốc Đông y vô hại, không có tác dụng phụ. Điều này là một nhận thức sai lầm. Bài viết dưới đây được dịch từ báo secretchina cho thấy rõ ràng tác dụng phụ của việc dùng thuốc Đông y khi chưa được thăm khám kỹ.
Đông y đề cao “chẩn đoán và điều trị”, bất kể là bệnh gì, tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau; thông qua Vọng, Văn, Vấn, Thiết, mới có thể kê ra đơn thuốc phù hợp nhất. Tuy nhiên, thói quen và tâm lý muốn khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là việc tìm kiếm các bí quyết chữa bệnh bằng thuốc bắc và sự tràn lan các bài thuốc không phù hợp đã gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có cho con người. Các tình huống lâm sàng phổ biến nhất có thể kể đến là:
Mục Lục
1. Tác dụng phụ của Thuốc bổ thường dùng
“Bổ trung ích khí thang” là loại thuốc bổ khí được sử dụng phổ biến nhất, vì nó có thể bổ khí, cải thiện trạng thái tinh thần và giảm sự xuất hiện của cảm lạnh, một số người đã mua một chai lớn và uống mỗi ngày. Kết quả dẫn đến ” thượng hỏa” gây miệng khô lưỡi táo; mất ngủ; thậm chí tăng huyết áp và chảy máu cam.
“Tứ vật thang ” là bài thuốc bổ huyết được nhiều chị em dùng, nhất là sau kỳ kinh ra máu nhiều lại càng dùng nó để bổ mau. Nhưng trong Tứ vật có vị Xuyên khung có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, dùng quá nhiều ngược lại lại gây chảy máu nhiều hơn. Ngoài ra Bạch thược có tác dụng thu liễm, dùng quá liều sẽ khiến cho kỳ kinh bị ngắn lại, Còn đối với Đương quy có chứa tinh dầu, Thục địa hoàng chứa một lượng lớn glycosid, người có chức năng tiêu hóa kém, ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng, thậm chí tiêu chảy.
2. Tác dụng phụ của Thuốc bổ thận tráng dương
Nhiều nam giới cho rằng mình bị “thận dương hư”, “bại thận”. Nên ra tiệm thuốc bắc mua các loại thuốc tráng dương như Nhục quế, Phụ tử, Hải mã, Cáp giới, Lộc nhung và các loại thuốc tráng dương khác để làm thuốc ngâm rượu chữa bệnh. Kết quả tạo thành Hư hỏa thượng viêm, hưng phấn ảo, là vì dùng thuốc quá mức, lâu ngày tinh khí của thận bị suy giảm, tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, trở thành “thận hư” thực sự.
3. Tác dụng phụ khi dùng phương thang lưu truyền
Thường gặp ở những bệnh nhân tới phòng khám hỏi có uống được “Bổ dương hoàn ngũ thang” (gồm: Xích thược, Xuyên khung, Đương quy vĩ, Địa long, Hoàng kì, Đào nhân, Hồng hoa) không. Trên thuốc cũng sẽ ghi chỉ định phương pháp điều trị, đặc biệt với đột quỵ; tiêu trừ xơ cứng động mạch; ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Còn đề “Quảng vi lưu truyền, công đức vô lượng” Ý nói truyền rộng điều này thì công đức vô lượng.
Trên thực tế, nó được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não thuộc loại “Khí thiếu và huyết ứ”. Nếu bệnh nhân bị huyết áp quá cao ngược lại có thể gây ra tai biến mạch máu não, cần hết sức thận trọng. Thực tế, theo quan sát của cá nhân thì quả thật nó đã được “lưu truyền rộng rãi”, do hầu hết mọi người đều có tâm lý mê tín các bài thuốc nên cũng không ít người dùng nó trong thời gian dài. Tình trạng này thực sự đáng lo ngại.
4. Tác dụng phụ khi dùng Thuốc chữa bệnh gan
Đơn thuốc điều trị viêm gan mãn tính được lưu hành rộng rãi nhất là “Long đởm tả can thang”, các loại thuốc thảo dược Đông y thường dùng là Hàm phong thảo, Tạc tương thảo,… Một số người dùng các đơn thuốc này lâu ngày gây chán ăn, chướng bụng, tiêu chảy. Đây đều là hậu quả của việc có bệnh mà không đi khám.
5. Tác dụng phụ khi dùng Thuốc chống ung thư
Nhiều bệnh nhân ung thư sẽ tìm kiếm các bí phương để điều trị. Hiện nay ở Đài Loan đã phổ biến rộng rãi các món ăn từ Ngô công và Kim ngân hoa; Bạch hoa xà thiệt thảo dùng cùng Bán chi liên; các trà loại thảo mộc chữa bệnh….
Tuy nhiên, người ta thường gặp phải trường hợp bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật, thậm chí phải hóa trị, xạ trị; sức sống bị tổn hại nghiêm trọng, sắp chết. Họ lại không ngừng các vị thuốc hàn lương, càng làm cho cơ thể suy yếu hơn, thật là “Ốc lậu thiên phùng liên dạ vũ”.
6. Tác dụng phụ của việc dùng thực phẩm chức năng
Nấm linh chi là thực phẩm sức khỏe được sử dụng phổ biến, chỉ cần chất lượng tốt, đủ nồng độ và độ tinh khiết thì quả thực có thể ngăn ngừa ung thư, bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, đã có những bệnh nhân uống viên nang Linh chi đã mang đi giám định. Kết quả là, người ta thấy rằng bột được làm viên nang không có vị ngọt và đắng thích hợp, ngược lại người ta thấy có vị ngọt và có vị mặn tanh.
Trên lâm sàng, người ta thấy bệnh nhân nổi cục ở cổ to hơn và ngứa da sau khi dùng Linh chi, nhưng tất cả các nhà sản xuất đều nói qua loa rằng đây là “phản ứng bình thường”. Gần đây, có trường hợp chỉ dùng Linh chi mà không dùng biện pháp điều trị y tế thông thường, cuối cùng dẫn đến tủ vong. Thực tế, thủ phạm không phải là nấm linh chi mà là do chất lượng không đồng đều và sự thổi phồng, thiếu trách nhiệm của người bán hàng trực tiếp.. Trên thực tế, Linh chi đã là một loại thuốc truyền thống của phương Đông từ thời cổ đại, và nó luôn được các Y gia sử dụng chứ không phải thực phẩm nào cả.
Người Trung Quốc thích uống thuốc, nhất là đối với những bí kíp bí truyền và những bài thuốc gia truyền lại càng được yêu thích hơn. Hơn nữa họ lại giới thiệu và lưu truyền cho nhau, luôn nghĩ thuốc Đông y vô hại, có bệnh trì bệnh, không bệnh cường thân. Một khi thật sự bị bệnh lại càng uống thuốc vội vàng.
Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu có thể chữa khỏi bệnh bằng bài thuốc do người khác giới thiệu, thì bác sĩ có ích lợi gì? Tôi vừa điều trị cho một bệnh nhân bị tăng urê máu, nhiều năm qua cô ấy đã uống nhiều bài thuốc gia truyền, trong đó có các loại dược liệu quý và đắt tiền. Giờ rất khó để lần ra loại thuốc đã gây ra tổn thương thận cho cô..
Tác giả: Diệp Huệ Xương. PGS của Đại học Trung y, kiêm chủ nhiệm Phòng khám Đông y Diệp Huệ Xương ở Đài Trung, Đài Loan. Bài viết này được xuất bản với sự cho phép của tác giả.